Đồng tác giả là gì? Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Đồng tác giả được hiểu là 2 người cùng tham gia sáng tạo hay hoàn thiện tác phẩm của mình. Họ có những quyền như tác giả thông thường và có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền dành cho nhóm tác giả. Để hiểu cụ thể đồng tác giả là gì? Những quy định phát luật về đồng tác giả ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn!

Quảng cáo

1. Đồng tác giả là gì

Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo trực tiếp ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

Những tác giả là chủ sở hữu chung với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Họ sẽ được hưởng các quyền của tác giả gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Nếu việc sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hay theo hợp đồng giao việc về những đồng tác giả. Họ có quyền nhận thù lao và nhuận bút do cơ quan, tổ chức giao việc.

Đồng tác giả có thể là đồng tác giải phân chia và đồng tác giải không thể phân chia:

  • Đồng tác giả có thể phân chia nếu mỗi tác giả sáng tạo ra 1 phần tác phẩm và nó có thể dùng độc lập (phân chia theo dạng cắt ngang). Hay mỗi tác giả sáng tạo ra 1 bộ phận xuyên suốt tác phẩm (được phân chia theo dạng cắt dọc).
  • Đồng tác giải không thể phân chia nếu không xác định được mỗi đồng tác giả sáng tạo ra phần nào trong tác phẩm.

Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Với tác phẩm đồng tác giả, việc định đoạt tác phẩm phải được thoả thuận của các đồng tác giả. Trong trường hợp có đồng tác giả chết thì cần phải có sự thoả thuận của người thừa kế của họ.

Theo Điều 6, Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung vào năm 2009 và luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, khái niệm đồng tác giải được quy định như sau:

“Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học. Nghệ thuật và khoa học”.

“ Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.”

Ngoài ra, đồng tác giải sẽ được hưởng những quyền giống như tác giả thông thường. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa tác giả là chủ sở hữu của tác phẩm với tác giả không là chủ sở hữu tác phẩm. Cụ thể, các đồng tác giả dùng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để sáng tạo ra các tác phẩm có chung quyền với tác phẩm đó. Chủ sở hữu tác phẩm hoạt động với tư cách là đồng tác giả.

2. Đồng tác giả có những quyền lợi gì?

Những đồng tác giả dùng thời gian, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để sáng tạo ra tác phẩm được hưởng các quyền quy định ở Điều 19, 20 của Luật SHTT với tác phẩm đó. Họ sẽ được hưởng các quyền nhân thân quy định trong điều 19, Luật Sở hữu trí tuệ như quyền đứng tên, quyền công bố, đặt tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Các đồng tác giải cùng nhau đầu tư lao động, tài chính và những điều kiện vật chất để sáng tạo tác phẩm chính là chủ sở hữu chung với tác phẩm đó. Họ sẽ được hưởng quyền tài sản căn cứ vào quy định của pháp luật. Những đồng tác giả độc quyền thực hiện hay cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản mà pháp luật quy định. Cá nhân và tổ chức khi khai thác, sử dụng 1, 1 số hay toàn bộ các quyền tài sản cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cùng những quyền lợi vật chất khác cho những đồng tác giả.

Quyền lợi mà đồng tác giả có được theo quy định của pháp luật

Quyền lợi mà đồng tác giả có được theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp tác phẩm được hình thành dựa trên nhiệm vụ hoặc hợp đồng, các đồng tác giả sẽ không có quyền tài sản.

Quảng cáo

Quyền nhân thân và tài sản với tác phẩm giữa những đồng tác giả được điều chỉnh trong các trình huống cụ thể như sau:

  • Tác phẩm đồng sở hữu chung duy nhất: Những phần riêng biệt do từng tác giải sáng tạo không thể tác rời hay việc sử dụng độc lập từng phần riêng biệt để làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các tác giả khác. Trong trường hợp tác phẩm là đồng sở hữu và không có thoả thuận khác, việc sử dụng và định đoạt các tác phẩm phải được thoả thuận của hầu hết các đồng sở hữu. Nếu có đồng sở hữu chết thì cần phải có sự thoả thuận của người thừa kế hợp pháp.
  • Tác phẩm sở hữu chung từng phẩn: Những đồng tác giả sáng tạo ra các tác phẩm khi có phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập. Với điều kiện không làm ảnh hưởng tới phần của đồng tác giải khác sẽ có các quyền nhân thân và tài sản với phần riêng biệt ấy.

Thời hạn bảo hộ chung áp dụng với đồng tác giả chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả cuối cùng chết.

3. Phân biệt đồng tác giả và tác giả tập thể

Các khái niệm liên quan tới tác giả, đồng tác giả hoặc tập thể tác giả luôn gây nhầm lẫn khi nhận diện và xác định những quyền lợi hợp pháp có liên quan. Trong đó, đồng tác giả và tác giả tập thể là 2 khái niệm khó phân biệt nhất.

Theo khoản 2, Điều 6 của Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định chi tiết một số vấn đề và biện pháp thi hành Luật SHTT năm 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, đồng tác giả là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra 1 phần hay toàn bộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Tuỳ vào từng trường hợp, quyền của đồng tác giả cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên các chủ sở hữu quyền tác giả thường là đồng tác giả sẽ được hưởng quyền nhân thân và tài sản.

Đối với tập thể, tác giả tập thể là những người cùng trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên không giống đồng tác giả, tập thể tác giả chỉ được áp dụng với tác phẩm sân khấu và điện ảnh. Cho dù là tập thể nhưng mỗi chủ thể vẫn có thể làm 1 phần tác phẩm tổng hợp các phần tạo nên 1 tác phẩm thống nhất hoặc 1 phần tác phẩm riêng biệt.

Các tác giả trong tập thể tác giả sẽ là chủ thể được hưởng quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm) và nhận được tiền thù lao từ chủ sở hữu. Còn đối với quyền tài sản và công bố tác phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm.

4. Các loại hình được đăng ký quyền tác giả

Dựa vào Điều 14, Luật SHTT năm 2005, sửa đổi trong khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ gồm:

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

Tác phẩm báo chí;

Tác phẩm âm nhạc;

Tác phẩm sân khấu;

Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

Tác phẩm nhiếp ảnh;

Tác phẩm kiến trúc;

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Những loại hình được đăng ký đồng tác giả

Những loại hình được đăng ký đồng tác giả

Bộ luật này còn quy định: Tác phẩm phái sinh được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, chuyển thể, cải biên, chú giải, biên soạn, tuyển chọn được bảo hộ với điều kiện không gây hại tới quyền tác giả với tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm tái sinh.

Bên cạnh đó, các tác phẩm này phải do tác giả sáng tạo bằng lao động trí tuệ trực tiếp và không sao chép từ những tác phẩm của người khác. Bao gồm:

Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp,  văn bản hành chính,và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết đồng tác giả là gì và những quy định về đồng tác giả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhé!

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn