Đơn vị dự toán là gì? và quy định về đơn vị dự toán

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 31-05-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1422 Lượt xem

Đơn vị dự toán là gì? Pháp luật hiện hành về đơn vị dự toán như thế nào? Bài viết dưới đây do Luật Hùng Sơn viết sẽ cung cấp cho bạn phần nào nội dung cơ bản về “đơn vị dự toán”.

Quảng cáo

Đơn vị dự toán là gì?

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
  • Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
  • Thông tư 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định 163/2016/NĐ-CP;
  • Thông tư 99/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên;
  • Thông tư 185/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính dướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Đơn vị dự toán là một bộ phận cấu thành của một cấp ngân sách. Đơn vị dự toán được chính cấp ngân sách của mình quản lý, sử dụng thông qua quá trình phân bổ, giao dự toán. Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 đưa ra giải thích về đơn vị dự toán như sau: “Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách.” (Khoản 10 Điều 4).

Dựa vào định nghĩa nói trên có thể hiểu, đơn vị dự toán là (các) tổ chức được giao thực hiện công việc dự toán ngân sách. Những đơn vị dự toán này được cấp kinh phí hoạt động theo mỗi năm ngân sách. Đồng thời được nhà nước trao cho quyền phân phối, sử dụng khoản tiền mà ngân sách nhà nước cấp.

đơn vị dự toán là gì

Phân loại đơn vị dự toán

Dựa vào mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động, ở Việt Nam các đơn vị dự toán được phân chia gồm ba loại: Đơn vị dự toán cấp I; Đơn vị dự toán cấp II; Đơn vị dự toán cấp III. Ngoài ra, tại Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân sách cũng chỉ ra: “Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách.”

Quy định trên về các đơn vị dự toán còn được thể hiện trong các Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Thông tư 185/2015/TT-BTC giải thích về “đơn vị dự toán ngân sách”, “đơn vị dự toán cấp I”.

Quy định về các đơn vị dự toán

Đơn vị dự toán cấp I:

Theo quy định tại Khoản 9, Điều 4 Luật Ngân sách hiện hành, đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được giao dự toán ngân sách bởi Thủ tướng hoặc Ủy ban nhân dân.

Mặc dù Luật không quy định cụ thể cơ quan nào là đơn vị dự toán cấp I nhưng từ định nghĩa trong Luật và hướng dẫn tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC, ta hiểu đơn vị dự toán cấp I bao gồm: “Các Bộ, ngành và các tổ chức tương đương tại trung ương; Các sở, ban ngành và các đơn vị tương đương thuộc cấp tỉnh; Các đơn vị cấp phòng và tương đương thuộc cấp huyện thuộc đối tượng phải lập và nộp báo cáo tài chính tổng hợp cho cơ quan tài chính và KBNN đồng cấp theo quy định.”.

Đơn vị dự toán cấp II:

Mặc dù trong Luật và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể về định nghĩa “Đơn vị dự toán cấp II”, nhưng dựa vào sự định nghĩa của Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị dự toán ngân sách được Thủ tướng hoặc UBND giao dự toán ngân sách.  Cùng với quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư 99/2018/TT-BTC quy định về trách nhiệm của đơn vị kế toán trung gian (Là đơn vị cấp dưới được Đơn vị dự toán cấp 1 chịu trách nhiệm quyết định việc giao nhiệm vụ). Từ những quy định trên, có thể hiểu: Dưới đơn vị dự toán cấp I còn có các đơn vị dự toán khác, cụ thể là: Đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III.

Quảng cáo

Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới của Đơn vị dự toán cấp I. Được đơn vị dự toán cấp I (cấp trên) giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp dưới (nếu được ủy quyền từ đơn vị dự toán cấp trên).

Đơn vị dự toán cấp III: 

Tương tự, đơn vị dự toán cấp III là đơn vị dự toán cấp dưới của Đơn vị dự toán cấp II. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị được trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước. Đơn vị dự toán cấp III có thể được giao dự toán ngân sách bởi Đơn vị dự toán cấp I (Cấp trên không trực tiếp) hoặc bởi Đơn vị dự toán cấp II (Cấp trên trực tiếp), nếu đơn vị dự toán cấp II được sự ủy quyền của Đơn vị dự toán cấp I.

Nhiệm vụ các đơn vị dự toán

Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm xét duyệt báo cáo của các đơn vị trực thuộc. Nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I được quy định tại Điểm b Khoản 2, Điều 27 Thông tư 342/2016/TT-BTC như sau:

 “Đơn vị dự toán cấp I có trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách (gồm đơn vị mình và đơn vị dự toán ngân sách cấp dưới trực thuộc), gửi cơ quan tài chính cùng cấp;”

Ngoài ra, Điều 5 Thông tư 99/2018/TT-BTC cũng quy định rõ ràng về trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp I:

  • Tiếp nhận báo cáo, tổng hợp báo cáo, bổ sung thông tin tài chính từ các đơn vị kế toán trực thuộc và có trách nhiệm kiểm soát với những báo cáo đã tiếp nhận;
  • Lập báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo bổ sung thông tin. Đảm bảo tính chính xác, khớp đúng của chỉ tiêu, số liệu;
  • Gửi báo cáo cho Kho bạc nhà nước cùng cấp hoặc lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện (Đối với đơn vị thuộc cấp huyện);
  • Đơn vị dự toán cấp I chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ và quy định thời hạn nộp cho đơn vị cấp dưới lập các loại báo cáo theo quy định;

Nhìn chung, đối với đơn vị dự toán cấp I- Luật và các văn bản hướng dẫn có quy định cụ thể về trách nhiệm của đơn vị. Đối với đơn vị dự toán cấp II và đơn vị dự toán cấp III là đơn vị cấp dưới được giao quản lý bởi đơn vị dự toán cấp I. Pháp luật chưa có quy định cụ thể về hai đơn vị dự toán cấp dưới này mà chỉ quy định về đơn vị kế toán trung gian. Chiếu theo các quy định tại Điều 5 Thông tư 99/2018 về trách nhiệm của các đơn vị kế toán trung gian:

  • Đơn vị dự toán cấp II, Đơn vị dự toán cấp III có trách nhiệm tiếp nhận, lập và gửi đơn vị dự toán cấp I các loại báo cáo: Báo cáo tài chính, báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo bổ sung thông tin tài chính.
  • Các đơn vị dự toán đều phải chịu trách nhiệm với nội dung báo cáo do đơn vị mình lập, nộp và đảm bảo tính chính xác, khớp đúng.

Quyền hạn của các đơn vị dự toán

Nhìn chung, các đơn vị dự toán có nhiệm vụ và quyền hạn luôn đi đôi với nhau, bao gồm:

  • Tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách (phạm vi được giao);
  • Kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách và các loại báo cáo của các đơn vị trực thuộc;
  • Quản lý và sử dụng tài sản, ngân sách Nhà nước (trong phạm vi, quyền hạn);
  • Quản lý, kiểm soát hoạt động liên quan đến báo cáo tài chính của các đơn vị dự toán cấp dưới.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Hùng Sơn: “Đơn vị dự toán là gì? và quy định về đơn vị dự toán”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn