Theo quy định doanh nghiệp có được cho vay tiền không?

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 18-08-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1104 Lượt xem

Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì có thể thực hiện các giao dịch vay vốn lẫn nhau không? Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này như thế nào? Nội dung bài viết sau đây của công ty Luật Hùng Sơn sẽ giúp quý bạn đọc có thêm thông tin liên quan đến vấn đề doanh nghiệp có được cho vay tiền không.

Quảng cáo

Doanh nghiệp có được cho vay tiền không?

Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTC đã quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch cho vay, vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng. Theo đó, thì các doanh nghiệp không thành lập, hoạt động và tổ chức theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng hay nói cách khác là các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch cho vay, vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC.

Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp có thể cho các doanh nghiệp khác vay tiền. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch cho các doanh nghiệp vay thì doanh nghiệp cho vay không được thanh toán bằng tiền mặt như tiền kim loại, tiền giấy do Ngân hàng Nhà nước phát hành mà phải thanh toán bằng các hình thức được liệt kê sau đây:

– Thanh toán bằng Séc;

– Thanh toán bằng ủy nhiệm chi hoặc bằng cách chuyển tiền;

– Các hình thức thanh toán khác không sử dụng tiền mặt và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

doanh nghiệp có được cho vay tiền

Các quy định vay vốn giữa các doanh nghiệp

Ngoài việc phải đáp ứng các quy định về hình thức thanh toán, thì các doanh nghiệp còn phải đáp ứng các quy định về hợp đồng vay vốn giữa các doanh nghiệp và đáp ứng các quy định về thuế khi giao dịch.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định về hình thức thanh toán như bằng séc, bằng ủy nhiệm chi hay chuyển khoản,… khi cho vay mà không được sử dụng tiền mặt như đã phân tích ở mục trên.

Thứ hai, các quy định về hợp đồng vay cồn giữa các doanh nghiệp. 

Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng vốn giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bảo vệ quyền lợi của mình và tránh những tranh chấp không đáng có, doanh nghiệp nên lập hợp đồng vay bằng văn bản. Doanh nghiệp là bên cho vay và doanh nghiệp là bên vay phải thỏa thuận với nhau về số tiền vay, phương thức giải ngân, kỳ hạn và lãi suất vay. Hợp đồng vay vốn có thể bao gồm các nội dung được liệt kê sau:

– Đối tượng của hợp đồng vay;

– Số tiền vay;

– Lãi suất vay và phương thức thanh toán;

– Thời hạn, phương thức, địa điểm thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức để giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, các quy định về thuế vay vốn giữa các doanh nghiệp sẽ được phân tích cụ thể ở mục kế tiếp của bài viết này.

Các khoản thuế liên quan đến giao dịch cho vay

Đối với doanh nghiệp cho vay:

– Thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động cho vay:

Quảng cáo

Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 8, Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng cho vay riêng lẻ là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Cụ thể các đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm các dịch vụ tài chính, kinh doanh chứng khoán, ngân hàng sau đây:

“b) Hoạt động cho vay riêng lẻ mà không phải hoạt động kinh doanh hay cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là các tổ chức tín dụng. ”

Như vậy, hoạt động cho vay trong trường hợp này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, vì vậy, doanh nghiệp cho vay không phải nộp thuế và khai thuế giá trị gia tăng khi thực hiện việc cho doanh nghiệp khác vay tiền (bao gồm cả gốc và lãi vay).

– Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lãi cho vay:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 7 của Thông tư 78/2014/TT-BTC thì khoản tiền lãi của doanh nghiệp có được từ tiền cho vay sẽ được bù trừ vào khoản chi trả lãi tiền vay của doanh nghiệp đó. Trường hợp mà các khoản chi trả lãi tiền vay nhỏ hơn khoản thu từ lãi cho vay vốn phát sinh, thì sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại sẽ được tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. Ngược lại, nếu khoản thu từ lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn thì phần chênh lệch còn lại sẽ được giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi cơ quan thuế xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp đi vay:

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC thì chi phí trả lãi vay sẽ được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu chi phí này bảo đảm hai điều kiện sau đây:

– Lãi suất đi vay không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố tại thời điểm vay.

– Doanh nghiệp đi vay phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Ngày 04/01/2020, Công ty X (đã góp đủ vốn điều lệ), vay 300.000.000 đồng của công ty Y với lãi 1,2%/tháng. Biết mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng NNVN công bố ngày 04/01/2019 là 0.7%/tháng.

– Chi phí lãi vay phải trả hàng tháng là: 300.000.000 * 1,2% = 3.600.000 đồng

– Chi phí lãi vay được trừ = 300.000.000 * 0.7% * 150% = 3.150.000 đồng

– Phần chi phí lãi vay không được trừ = 3.600.000 – 3.150.000 = 450.000 đồng

Trong trường hợp, doanh nghiệp đi vay chưa góp đủ vốn điều lệ theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ doanh nghiệp thì chi phí trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp này, chi phí lãi vay được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Mà doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Mà doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề doanh nghiệp có được vay tiền không? Nếu có thì khi thực hiện giao dịch cho vay, các bên phải nộp những loại thuế nào? Trường hợp cần nhận tư vấn chuyên sâu trong các vụ việc thực tế, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Luật Hùng Sơn: 1900.6518 (trong giờ hành chính) hoặc liên hệ số điện thoại 0964 509 555 (ngoài giờ hành chính) để được đội ngũ Luật sư có chuyên môn, nghiệp vụ hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn