Điều ước quốc tế là gì? Phân loại điều ước quốc tế gồm những gì?

Điều ước quốc tế là gì? Hiện nay chúng ta bắt gặp cụm từ điều ước quốc tế ở nhiều các văn bản pháp luật khác nhau. Vậy điều ước quốc tế là gì? Luật Hùng Sơn sẽ giới thiệu cho các bạn những quy định cụ thể về điều ước quốc tế.

Quảng cáo

Điều ước quốc tế là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 có quy định thì khái niệm điều ước quốc tế như sau:

Điều ước quốc tế là văn bản thỏa thuận được thực hiện ký kết nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không còn phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước hay hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, các bản ghi nhớ, các công hàm trao đổi hoặc các văn kiện có tên gọi khác.

Ngoài ra, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã là thành viên thì là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phân loại điều ước quốc tế

Hiện nay, có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại khác nhau dựa trên cơ sở các căn cứ khác nhau cụ thể như sau:

– Căn cứ vào số lượng các bên thực hiện việc tham gia kí kết: Điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế song phương.

– Căn cứ vào lĩnh vực thực hiện điều chỉnh: Điều ước về chính trị, Điều ước về kinh tế, Điều ước quốc tế về quyền con người hoặc Điều ước quốc tế về các lĩnh vực hợp tác…

– Căn cứ về loại chủ thể tham gia điều ước  sẽ có: Điều ước quốc tế được thực hiện kí kết giữa các quốc gia, Điều ước quốc tế được thực hiện kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế được thực hiện kí kết giữa các tổ chức quốc tế – các tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng thực hiện: Điều ước quốc tế song phương, Điều ước quốc tế khu vực, điều ước quốc tế phổ cập.

Thẩm quyền ký điều ước quốc tế

Căn cứ theo thẩm quyền để ký điều ước quốc tế là chủ thể Luật quốc tế sẽ bao gồm:

Quảng cáo

– Đại diện có thẩm quyền thực hiện đương nhiên gồm: Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; người đứng đầu của cơ quan đại diện ngoại giao; đại diện cho các quốc gia tại tổ chức quốc tế hoặc hội nghị về quốc tế.

Đại diện có thẩm quyền theo phân công ủy quyền

Ngôn ngữ, hình thức của điều ước quốc tế là gì?

Căn cứ theo Điều 5 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định về ngôn ngữ và hình thức của điều ước quốc tế như sau:

– Điều ước quốc tế do hai bên phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác với bên thực hiện việc ký kết nước ngoài.

– Trong trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau thì các văn bản có giá trị sẽ ngang nhau, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài.

– Trong trường hợp điều ước quốc tế chỉ được thực hiện ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ sẽ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.

– Trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bảo lưu, chấp nhận hoặc có sự phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên thì trong hồ sơ trình sẽ phải có dự thảo các văn bản liên quan đến việc bảo lưu, tuyên bố đó bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài được sử dụng để thực hiện thông báo cho các cơ quan lưu chiểu về điều ước quốc tế nhiều bên.

– Bản chính của điều ước quốc tế hai bên của phía Việt Nam sẽ phải được in trên giấy của điều ước quốc tế và được đóng bìa theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành thực hiện, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác với bên thực hiện việc ký kết nước ngoài.

Trên đây là bài viết tư vấn về điều ước quốc tế là gì của Luật Hùng Sơn. Hãy liên hệ ngay đến hotline: 19006518 Luật Hùng Sơn để được giải đáp những vướng mắc, khó khăn khi bạn đang gặp phải.

Vui lòng đánh giá!
Luật sư Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn