logo

Điều kiện và quy trình thành lập công ty tài chính

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 24-06-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 843 Lượt xem

Hiện nay, các công ty tài chính xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu về lưu chuyển dòng tiền cũng như là biện pháp khá hữu ích đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và yêu cầu cao đối với vốn pháp định. Nhưng không phải nhà khởi nghiệp nào cũng nắm chắc điều này. Do đó, chúng tôi xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty tài chính trong bài viết dưới đây!

Quảng cáo

I. Điều kiện thành lập công ty tài chính.

Để thành lập công ty tài chính, chúng ta cần đáp ứng được những điều kiện bắt buộc sau:

  • Có nhu cầu hoạt động trên địa bàn xin hoạt động.
  • Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có đủ vốn pháp định.
  • Thành viên sáng lập do các tổ chức hoặc cá nhân có năng lực tài chính đảm nhiệm.
  • Người quản trị, điều hành phải có trình độ chuyên môn nhất định và phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Điều lệ về tổ chức và hoạt động của tuân theo Luật các Tổ chức tín dụng, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật.
  • Ngoài ra, đối với các công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài phải đáp ứng 2 điều kiện:
  1. Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thực hiện các hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động của Công ty tài chính.
  2. Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam.

>> Xem chi tiết điều kiện thành lập công ty tài chính mới nhất 2019 TẠI ĐÂY!

II. Quy trình thành lập công ty tài chính

1.1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty tài chính

Hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo quy định như sau:

  • Đơn từ đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Phương hướng và địa bàn hoạt động: xác định cụ thể trong 3 năm đầu tiên.
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông và các giấy tờ có liên quan
  • Bản sao có công chứng không quá 3 tháng của các loại giấy tờ sau: CMND hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu nếu có, quyết định thành lập công ty, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan khác của doanh nghiệp.
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn, các phương án góp vốn điều lệ, bản cam kết về mức vốn điều lệ.
  • Người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty phải cung cấp giấy tờ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn theo quy định.
  • Các cổ đông lớn phải chứng minh tình hình tài chính và cung cấp các thông tin có liên quan.

Ngoài ra, các cổ đông lớn là doanh nghiệp còn phải chuẩn bị các tài liệu bao gồm:

  • Quyết định thành lập doanh nghiệp tài chính.
  • Điều lệ ban hành.
  • Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành.
  • Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp.
  • Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán.
  • Báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.

 

Một vài công ty tài chính nổi tiếng hiện nay. 

Quảng cáo

2.1 Tiến hành nộp hồ sơ

Hồ sơ sẽ được nộp ở phòng kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính. Trong vòng 3-6 ngày làm việc, chúng ta sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ không mắc phải vấn đề.

3.1 Tiến hành công bố công khai nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng tải thông tin về đăng ký doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không Công bố thông tin đăng ký doanh hoặc công bố không đúng thời hạn được quy định trong nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.

4.1 Tiến hành khắc dấu và công bố con dấu

Hiện nay, doanh nghiệp có thể tự quyết định và nội dung cũng như hình thức, số lượng của con dấu. Điều này được nếu rất rõ trong quy định mới. Việc công bố con dấu sẽ do phòng đăng ký kinh doanh thực hiện.

Với những thông tin trên, Luật Hùng Sơn mong rằng các nhà khởi nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc thành lập công ty tài chính của mình. Chúc các bạn thành công!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn