Kinh doanh dịch vụ du lịch là một khái niệm mở rộng hơn so với kinh doanh dịch vụ lữ hành. Đề cập đến du lịch tức là không chỉ nhắc tới dịch vụ lữ hành mà còn là nhiều dịch vụ liên quan khác như Vận tải hành khách du lịch; Lưu trú du lịch; Phục vụ ăn uống. Để kinh doanh trong mỗi ngành nghề kể trên, các công ty cần phải đáp ứng những điều kiện được quy định theo Luật du lịch 2018.
Luật du lịch năm 2017 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 có quy định về điều kiện kinh doanh đối với từng dịch vụ du lịch cụ thể.
1. Điều kiện thành lập công ty dịch vụ lữ hành
Dịch vụ lữ hành bao gồm hai hình thức: Dịch vụ lữ hành nội địa và Dich vụ lữ hành quốc tế
1.1. Đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Điều kiện kinh doanh loại hình này được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật du lịch 2017 bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
1.2. Đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Điều kiện kinh doanh loại hình này được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật du lịch 2017 bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
2. Điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch
Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du lịch.
Theo quy định tại Điều 45 Luật du lịch 2017 thì loại hình kinh doanh này cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Điều kiện kinh doanh vận tải
- Các quy chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải
- Điều kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật
- Đối với điều kiện của người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch, Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết tại Thông tư 42/2017/TT-BGTVT
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được quy định tại Điều 49 Luật du lịch 2017 bao gồm:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch (được quy định chi tiết tại Mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP
Các dịch vụ lưu trú du lịch gồm những dịch vụ sau:
- Khách sạn.
- Biệt thự du lịch.
- Căn hộ du lịch.
- Tàu thủy lưu trú du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
- Bãi cắm trại du lịch.
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
4. Điều kiện kinh doanh các dịch vụ liên quan
Các dịch vụ liên quan bao gồm:
- Dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ mua sắm.
- Dịch vụ thể thao.
- Dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động để phát triển các dịch vụ du lịch này.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác được tự nguyện đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ đăng ký bao gồm Đơn đề nghị theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; Bản thuyết minh đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Nếu quý khách hàng còn thắc mắc gì hay cần Luật Hùng Sơn hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline : 1900. 6518 hoặc xem thêm các hình thức thành lập công ty, doanh nghiệp tại đây!
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023