logo

[Tư vấn] Nghĩa vụ cấp dưỡng và điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

Quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của cha, mẹ sau khi ly hôn ngoài các vấn khác như tài sản, các khoản nợ… Nghĩa vụ cấp dưỡng và điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sẽ được Luật Hùng Sơn giới thiệu ở bài viết sau:

Quảng cáo

1. Khái niệm cấp dưỡng theo luật hôn nhân?

Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Trên tất cả, việc quy định về cấp dưỡng sẽ giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Căn cứ theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định thì:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và những người đó không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người đó đang gặp khó khăn, túng thiếu.

Đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, cấp dưỡng sẽ được hiểu là việc chu cấp tiền bạc hoặc tài sản khác giữa những người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng trên cơ sở giữa họ có mối quan hệ về hôn nhân hay huyết thống hoặc nuôi dưỡng với nhau.

Đối tượng được cấp dưỡng theo quy định pháp luật là người không trực tiếp chung sống với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, bao gồm:

  • Người chưa thành niên;
  • Người đã thành niên mà không có khả năng lao động;
  • Người đã thành niên mà không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
  • Người gặp khó khăn hoặc túng thiếu;

2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Về bản chất, quan hệ cấp dưỡng sẽ tồn tại giữa hai chủ thể, một bên sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng và một bên sẽ là người nhận cấp dưỡng (người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự bảo đảm nuôi mình; người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Quan hệ cấp dưỡng sẽ là một trong các quan hệ đặc trưng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đây là một quan hệ pháp luật có điều kiện và tương ứng với mỗi quan hệ khác nhau giữa các thành viên trong gia đình với những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ: Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thực hiện giữa cha, mẹ và các con; giữa các anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật. Các chủ thể này có thể sẽ là các thành viên trong gia đình hoặc không phải là thành viên trong gia đình nhưng vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên cơ sở sự kế thừa các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định đầy đủ về vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình như: Khái niệm về cấp dưỡng, điều kiện để phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng, phương thức để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã mở rộng phạm vi quy định về các quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột (tại Điều 114), đây cũng là quy định mới so với các văn bản Luật Hôn nhân và gia đình trước đó.

Thứ hai, quan hệ cấp dưỡng không chỉ là mối quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song ở đây không mang tính đền bù ngang giá. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phải thực hiện việc chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định nhằm đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho người được cấp dưỡng. Khi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, luôn có sự chuyển giao một phần lợi ích nhất định từ phía người cấp dưỡng  sang cho người được cấp dưỡng. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về mặt kinh tế và không thể thực hiện được việc cấp dưỡng thì tuy nghĩa vụ cấp dưỡng chưa chấm dứt, nhưng trên ý nghĩa thực tế của nghĩa vụ này cũng hầu như không có, bởi vì lợi ích tài sản của nghĩa vụ sẽ không còn tồn tại.

Quan hệ cấp dưỡng sẽ không mang tính đền bù ngang giá do mang yếu tố tình cảm giữa các chủ thể với nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thực hiện một cách tự nguyện, không có sự tính toán đến giá trị tài sản đã cấp dưỡng và không đòi hỏi người được cấp dưỡng phải hoàn lại một số tiền tương ứng. Do vậy nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chỉ được đặt ra khi có những điều kiện cụ thể nhất định. Vì vậy, quan hệ cấp dưỡng sẽ không mang tính đền bù tương đương.

Thứ ba, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ không thể thay thế bằng các nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác thực hiện. Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ không thể cam kết sẽ dùng nghĩa vụ khác để thay thế hoặc bù trừ nghĩa vụ cấp dưỡng như là bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm. Nghĩa vụ cấp dưỡng này cũng không thể sử dụng làm cơ sở để đảm bảo cho những nghĩa vụ khác; đồng thời, chủ thể có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng không thể chuyển giao nghĩa vụ cấp dưỡng này cho bất cứ ai thực hiện. Đây cũng là một đặc trưng xuất phát từ tính chất của quyền nhân thân đó là quyền dân sự và gắn liền với mỗi cá nhân, không thể thực hiện chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Thứ tư, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chỉ phát sinh trong điều kiện cụ thể nhất định. Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ phái sinh, tức là khi quan hệ nuôi dưỡng không thực hiện được hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ thì lúc đó quan hệ cấp dưỡng mới xuất hiện. Trong thực tế hiện nay, không chỉ do người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không thực hiện nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh thực hiện. Bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể rơi vào hoàn cảnh không đầy đủ hoặc thiếu hụt về một phương diện nào đó; song chỉ khi người đó có sự thiếu hụt về điều kiện vật chất, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì lúc đó nghĩa vụ cấp dưỡng mới đặt ra. Điều này thể hiện ở chỗ, người đó gặp sự khó khăn, túng thiếu hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để đảm bảo tự nuôi mình được. Trong quan hệ cấp dưỡng này, chủ thể sẽ không chỉ là các thành viên gia đình trong mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng mà còn phải thoả mãn những điều kiện nhất định như về độ tuổi, tình trạng nhân thân hay tài sản…

Thứ năm, việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được thông qua lương tâm, đạo đức, dư luận xã hội và kể cả các biện pháp cưỡng chế thi hành. Quan hệ huyết thống là gốc rễ cho sự hình thành mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa các thành viên trong gia đình. Khi các thành viên trong gia đình không thể thực hiện trực tiếp chăm sóc nhau thì họ thực hiện nghĩa vụ thông qua việc cấp dưỡng. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trước hết sẽ xuất phát từ ý thức, trách nhiệm của bên thực hiện cấp dưỡng. Pháp luật Việt Nam cũng đã đưa ra các chế tài nhằm xử lý những trường hợp trốn tránh các nghĩa vụ cấp dưỡng, không chỉ trong pháp luật dân sự, Hôn nhân gia đình mà còn trong pháp luật về hình sự…

điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

3. Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chỉ có quy định về mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con do vợ chồng sẽ thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Vì pháp luật không có quy định thời điểm vợ hoặc chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn từ lúc nào nên Tòa án sẽ không cần phải ghi thời điểm vợ hoặc chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con căn cứ vào quyết định hoặc bản án của Tòa án đưa ra. Cho nên thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ ngày vợ hoặc chồng gửi đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự thực hiện để yêu cầu thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể trường hợp vợ chồng ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con thì thời điểm cấp dưỡng nuôi con được tính từ lúc nào, tuy nhiên, căn cứ tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cha, mẹ có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm về nghĩa vụ nuôi dưỡng con căn cứ Điều 482, Điều 483 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng có một số quy định như sau:

Những bản án hoặc quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị hoặc kiến nghị: Bản án hoặc quyết định về cấp dưỡng

Căn cứ theo Điều 483 quy định về ghi nhận và giải thích về quyền yêu cầu thi hành án dân sự:

Trường hợp trong bản án hoặc quyết định của Tòa án sẽ có quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật TTDS năm 2015 thì trong phần quyết định của bản án hoặc quyết định của Tòa án sẽ phải ghi rõ nội dung về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án. 

Quảng cáo

Khi ra bản án hoặc quyết định, Tòa án phải giải thích rõ cho các đương sự biết về quyền yêu cầu thi hành án, các nghĩa vụ thi hành án hoặc thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự hiện hành.

Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định sẽ phải chuyển giao bản án hoặc quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. 

Căn cứ các quy định trên, khi ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự hoặc ra bản án thì Tòa án cần thiết phải ghi rõ thời điểm cấp dưỡng nuôi con. Thời điểm thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con tính từ ngày Tòa án lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn giữa hai vợ chồng và hòa giải thành hoặc tính từ ngày Tòa tuyên án. Cách tính thời điểm như trên sẽ đảm bảo về quyền lợi của con hơn là tính từ ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc tính từ ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án.

4. Mức chi phí cấp dưỡng

Về mức cấp dưỡng:

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào các tiêu chí sau:

+ Về thu nhập hàng tháng và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

+ Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi và việc thực hiện thay đổi mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận; nếu không có sự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Về phương thức cấp dưỡng:

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện theo một lần hoặc định kỳ theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm.

Các bên có thể thực hiện thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng hay tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về điều kiện kinh tế mà không có khả năng về thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không có sự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người khác nhau:

Người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng sẽ thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập của người đó và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Căn cứ theo Điều 108 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người:

Những người này đã có sự thỏa thuận với nhau về phương thức thực hiện và mức đóng góp phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Căn cứ theo Điều 109 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

5. Chấm dứt việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và các con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và các cháu ruột; giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp được quy định các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có các tài sản để tự bảo đảm nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp thực hiện nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng đã chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã thực hiện kết hôn;
  • Các trường hợp khác theo quy định của luật.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về nghĩa vụ cấp dưỡng và điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Luật Hùng Sơn là đơn vị tư vấn cung cấp các dịch vụ giải quyết các vụ việc ly hôn trong đó có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nuôi con, tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, tranh chấp về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn và thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Ngoài ra, Luật Hùng Sơn cũng cung cấp dịch vụ ly hôn trong đó có yếu tố nước ngoài (dịch vụ ly hôn mà một bên là người nước ngoài, dịch vụ ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài).

Nếu còn bất cứ vấn đề nào chưa được làm rõ, các bạn xin vui lòng liên hệ đến số Tổng đài: 19006518 chúng tôi sẽ tư vấn nhiệt tình trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành.

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn