Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào? Thủ tục tiến hành ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp chi tiết về điều này. Tìm hiểu ngay nhé!
I. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là gì?
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc trong mạch tích hợp bán dẫn. Sự kiên kết giữa các phần tử trong cùng một hệ thống mạch tạo nên cấu trúc không gian chặt chẽ. Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 và sửa đổi năm 2009, thiết kế bố trí loại mạch này được quy định theo quyền sở hữu công nghiệp.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp được quy định trong Luật
Cơ quan nhà nước là đơn vị có thẩm quyền cấp quyền sở hữu công nghiệp cho thiết kế mạch tích hợp bán dẫn. Tất cả các nội dung đều được cụ thể hóa rõ ràng trong Bộ Luật. Bởi vậy, khi đăng kí sở hữu công nghiệp, các đơn vị sẽ được công ước quốc tế hoặc Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ.
II. Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm những nội dung như sau:
1. Có tính nguyên gốc
Đối với các thiết kế bố trí được cơ quan có thẩm quyền đánh giá là có tính nguyên gốc nếu không vi phạm các điều kiện dưới đây:
- Sản phẩm là công trình của chính tác giả, không sao chép hay đánh cắp ý tưởng.
- Tại thời điểm sáng tạo, thiết kế chưa được bất kỳ cá nhân, tổ chức nào công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sản phẩm là kết quả của quá trình sáng tạo
2. Có tính mới thương mại
Để đáp ứng được tiêu chuẩn thương mại, thiết kế mạch tích hợp bán dẫn cần phải đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe, đó là:
- Từ thời điểm nộp đơn đăng ký trở về trước, sản phẩm chưa được sử dụng để khai thác thương mại. Phạm vi không được khai thác ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào trên toàn thế giới.
- Sau khi nộp đơn đăng ký, trong vòng 02 năm, tác giả phải sử dụng sản phẩm để khai thác thương mại. Nếu không thực hiện, sản phẩm của qua trình sáng tạo sẽ bị mất tính mới thương mại lần đầu.
3. Đối tượng không được đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí
Khi đăng ký thiết kế mạch tích hợp bán dẫn, một số đối tượng không được hưởng quyền bảo hộ. Đó là: Hệ thống, quy trình, phương pháp, nguyên lý của mạch đó. Đồng thời, hệ thống phần mềm và thông tin trong mạch cũng không được đăng ký bảo hộ.
III. Chủ thể có quyền đăng ký thiết kế bố trí
Theo quy định, quyền đăng ký thiết kế bố trí mạch áp dụng cho đối tượng và cá nhân cụ thể:
- Tác giả của thiết kế làm việc bằng chính khả năng và chi phí của bản thân.
- Nếu tác giả được tổ chức, cá nhân nào đó đầu tư kinh phí thì bằng hình thức thuê việc, giao việc. Trừ trường hợp phát sinh thỏa thuận đặc biệt giữa các bên.
- Đối với trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức hợp tác để đầu tư cho thiết kế thì phải có sự thỏa thuận rõ ràng. Khi tất cả các bên đồng ý và không có bất kỳ thắc mắc nào thì đăng ký được thực hiện.
- Quyền chuyển giao thiết kế: Người có quyền đăng ký sở hữu trí tuệ thiết kế có thể chuyển giao cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Hợp đồng soạn thảo dưới dạng văn bản. Điều đó giúp các bên tham gia chuyển giao thuận tiện hơn khi áp dụng thừa kế theo quy định hoặc thừa kế. Kể cả khi đã nộp hồ sơ đăng ký, các cá nhân, tổ chức vẫn được sử dụng quyền này.
Quyền lợi của người đăng ký thiết kế bảo hộ
IV. Hồ sơ đăng ký bảo hộ đối với thiết kế bố trí
Để đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch thuận lợi, bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ bao gồm:
- Hình ảnh chụp thực tế và bản vẽ chi tiết của thiết kế bố trí.
- Các thông tin cơ bản liên quan đến mạch tích hợp bán dẫn: Cấu tạo, chức năng của từng bộ phận.
- Nếu thiết kế đã được sử dụng với mục đích khai thác thương mại thì cần thêm mẫu mạch tích hợp bán dẫn. Yêu cầu đối với mẫu mạch phải sản xuất theo đúng thiết kế bố trí
V. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký thiết kế bố trí
Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch bán dẫn theo trình tự và thời gian nhất định. Cụ thể quy định của từng bước như sau:
Luật sư hướng dẫn quy trình đăng ký bảo hộ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tài liệu tối thiểu mà người đăng ký thiết kế cần chuẩn bị các loại hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Số lượng 02 (xem chi tiết mẫu tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Ảnh chụp, bản vẽ chi tiết mạch thiết kế: Số lượng 04
- Đối với thiết kế đã được khai thác thương mại thì kèm theo 01 bộ mẫu mạch.
- Chứng từ nộp các loại lệ phí theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nhằm tạo sự thuận lợi cho người dân, Nhà nước triển khai đồng thời các hình thức nộp hồ sơ, đó là: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.
- Trực tiếp: Hiện nay có 03 địa điểm thu hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí trực tiếp là: Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ (số 386 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội), Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ chi nhánh miền Nam (Lầu 7 – Tòa nhà Hà Phan – 17/19 Tôn Thất Tùng – Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh), Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ chi nhánh miền Trung (135 Minh Mạng – Khuê Mỹ – Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng).
- Qua bưu điện: Nếu muốn chuyển hồ sơ qua đường bưu điện, bạn chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đó gửi đến một trong 03 địa chỉ nêu trên. Trước đó, bạn cần chuyển tiền qua dịch vụ và photo giấy biên nhận. Loại giấy này được gửi đồng thời cùng hồ sơ để chứng minh đã nộp phí đầy đủ.
- Trực tuyến: Hình thức đăng ký trực tuyến trên Hệ thống dịch vụ công của Cục sở hữu trí tuệ giúp tiết kiệm thời gian, công sức. Chỉ cần đăng ký tài khoản theo các bước hướng dẫn, bạn sẽ được hệ thống chấp nhận. Tiếp đó, bạn khai báo thông tin, gửi tới hệ thống và nhận phiếu xác nhận. Kể từ ngày nộp đơn, trong vòng 01 tháng, bạn phải tới các trụ sở hoặc văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ để xuất trình tài liệu và phiếu xác nhận. Thời gian giao dịch vào các ngfay làm việc trong giờ hành chính.
Bước 3: Thẩm định hình thức
Đối với hồ sơ đăng ký thiết kế hợp lệ sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận. Nếu hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ sẽ được trả ngược lại. Khi đó, người đăng ký tiến hành bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Thời gian thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng.
Bước 4: Công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp
Sau khi đã trải qua bước thẩm định hình thức, đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Kể từ ngày đơn đăng ký có quyết định chấp nhận hợp lệ, trong thời gian 02 tháng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành công bố.
VI. Các lệ phí phải đóng khi đăng ký thiết kế bố trí
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, người đăng ký bảo hộ đối với thiết kế mạch bán dẫn cần nộp chi phí kèm theo:
- Nộp đơn: Lệ phí 150.000 VNĐ
- Công bố đơn: Lệ phí 120.000 VNĐ
- Công bố hình: Lệ phí 60.000 VNĐ tương ứng với 01 hình
- Thẩm định: 180.000 VNĐ
VII. Hiệu lực bảo hộ thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí mạch bán dẫn có hiệu lực kể từ ngày cấp giấy chứng nhận. Tùy từng trường hợp cụ thể mà ngày chấm dứt hiệu lực sẽ có sự thay đổi:
- Tính từ ngày nộp đơn: Bảo hộ thiết kế bố trí hết thời hạn sau 10 năm.
- Bắt đầu từ ngày tác giả thiết kế hoặc cá nhân, tổ chức sở hữu thiết kế lần đầu cho phép khai thác thương mại: Kết thúc 10 năm.
- Kể từ thời điểm thiết kế bố trí được tạo ra: Kết thúc 15 năm.
VIII. Quyền và nghĩa vụ khi sử dụng thiết kế bố trí
Khi sử dụng thiết kế bố trí, các đơn vị hoặc cá nhân sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định. Đồng thời phải thực hiện nghiêm túc một số nghĩa vụ theo Luật định.
1. Quyền tạm thời khi chưa được cấp văn bằng
Trước ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký bán dẫn, thiết kế bố trí có thể được tác giả sở hữu hoặc người đăng ký cho phép khai thác thương mại lần đầu. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra một tổ chức hoặc cá nhân nào đó đang tự ý sử dụng thì có thể khiếu nại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông báo gửi bằng văn bản, trong đó thể hiện rõ ràng nội dung về quyền của mình đối với đăng ký thiết kế. Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ can thiệp để bên thứ ba chấm dứt hành vi phạm luật.
Nếu đã phát thông báo nhưng đối tượng vi phạm không chấp hành mà vẫn cố tình tiếp diễn thì người sử dụng thiết kế bố trí có quyền yêu cầu đền bù thỏa đáng.Số tiền phải bồi thường tương đương với giá trị chuyển giao quyền thiết kế mạch tích hợp bán dẫn.
2. Quyền được thực hiện các hành vi
Người sử dụng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được phép thực hiện những hành vi sau đây:
- Nhân bản thiết kế kế bố trí mạch tích hợp.
- Dựa theo bản thiết kế chuẩn để sản xuất mạch tích hợp.
- Bán, quảng cáo, cho thuê hoặc tàng trữ thiết kế bố trí mạch dưới dạng bản sao. Lưu ý rằng thiết kế loại mạch này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bảo hộ.
- Nhập khẩu các loại hàng hóa chứa mạch tích hợp đã được pháp luật bảo hộ hoặc bản sao thiết kế mạch tích hợp.
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả
Mức thù lao cho tác giả của thiết kế mạch tích hợp bán dẫn được áp dụng cụ thể, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận riêng. Theo đó, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế với mức 10% tổng lợi nhuận thu được. Mức thù lao 15% trên tổng số tiền áp dụng khi chuyển giao thiết kế. Nếu sản phẩm là công sức của nhiều tác giả thì số tiền thù lao sẽ được chia theo thỏa thuận. Nghĩa vụ trả thù lao tồn tại từ thời điểm thiết kế được bảo hộ.
VIIII. Những hành vi được coi là xâm phạm quyền thiết kế bố trí
Các cá nhân, tổ chức xâm phậm quyền thiết kế bố trí nếu có một trong những hành vi sau đây:
- Tự ý sử dụng thiết kế đã được Nhà nước cấp quyền bảo hộ mà không có sự cho phép của tác giả. Thậm chí khi sử dụng một phần của thiết kế nguyên bản cũng được coi là xâm phạm quyền.
- Sử dụng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn của tác giả khác mà không trả chi phí theo quy định.
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả cho chủ sở hữu thiết kế thù lao theo cam kết trong hợp đồng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Hy vọng rằng, bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Để được tư vấn chi tiết hơn, mời bạn liên hệ tới Luật Hùng Sơn theo địa chỉ: https://luathungson.vn/. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ bạn nhiệt tình, nhanh chóng nhất!
- Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Theo Quy Định Năm 2023 - 24/03/2023
- Quy Trình Thành Lập Công Ty Cổ Phần Theo Quy Định Năm 2023 - 24/03/2023
- Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh, Trọn Gói 2023 - 23/03/2023