Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Nếu bạn là người chủ sở hữu doanh nghiệp, doanh nghiệp của bạn có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát triển thì việc thành lập chi nhánh công ty ở tỉnh khác điều vô cùng cần thiết. Khi thấy địa phương, tỉnh thành nào có tiềm năng để phát triển kinh doanh thì chủ sở hữu doanh nghiệp thường lên kế hoạch và nghiên cứu khả năng đầu tư của mình vào địa phương, tỉnh thành này. Và nếu như thấy khả thi thì họ sẽ thành lập chi nhánh công ty. Đó gọi là thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh.
Vậy thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh theo quy định mới 2022 chính xác nhất là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Sơn.
Chi nhánh công ty khác tỉnh là gì?
Chi nhánh công ty khác tỉnh chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc là toàn bộ những chức năng của một doanh nghiệp kể cả những chức năng đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp. Hiện tại, đây là một trong những mô hình mà được các doanh nghiệp thường xuyên cân nhắc mỗi khi có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty khác tỉnh có những ưu thế như:
- Được sở hữu con dấu riêng mang tên chi nhánh công ty và sẽ thay cho công ty mẹ mỗi khi ký hợp đồng kinh tế;
- Thành lập chi nhánh sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc quan hệ, giao tiếp với khách hàng thay vì khách hàng bắt buộc phải đến trụ sở chính công ty;
- Chi nhánh này sẽ được phép hoạt động kinh doanh và giao dịch giống như công ty mẹ;
- Được chọn lựa chế độ hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập tùy vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Theo theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, tất cả doanh nghiệp đều có thể đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh. Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tùy theo nhu cầu.
Khi đó, việc đăng ký thành lập chi nhánh cần tuân thủ những điều kiện sau đây:
Điều kiện về tên chi nhánh
Tên chi nhánh công ty bắt đầu phải bằng cụm từ “chi nhánh” sau đó mới tới tên chi nhánh mà công ty đặt. Ví dụ: Tên công ty là: Công ty Luật Hùng Sơn thì tên chi nhánh bắt buộc phải có cụm từ: Chi nhánh công ty Luật Hùng Sơn tại……. Tên chi nhánh có thể đăng ký bằng tên tiếng Việt, tiếng Anh và cả tên viết tắt.
Điều kiện về trụ sở chính chi nhánh
Trụ sở chính của chi nhánh khác tỉnh phải được đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi mà công ty đặt chi nhánh.
Trụ sở chính của chi nhánh là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh
Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mẹ.
Theo đó, chi nhánh công ty chỉ được đăng ký các ngành nghề mà công ty mẹ có đăng ký.
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh
Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có thể là người ngoài hoặc thành viên trong công ty.
Người đứng đầu chi nhánh không thuộc vào trường hợp người đang bị treo mã số thuế trên hệ thống đăng ký thuế và đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Điều kiện về hình thức hạch toán chi nhánh
Khi đăng ký thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh thì công ty mẹ phải xác định và lựa chọn hình thức hạch toán chi nhánh phụ thuộc hoặc độc lập cho chi nhánh theo đúng quy định.
Hồ sơ thành lập chi nhánh khác tỉnh
Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà công ty mẹ đang đăng ký thì chi nhánh công ty khác tỉnh sẽ được lựa chọn loại hình doanh nghiệp tương ứng với công ty mẹ. Trong đó, hồ sơ thành lập chi nhánh các tỉnh gồm có:
- Thông báo thành lập chi nhánh khác tỉnh (do người đại diện theo pháp luật ký) theo mẫu tại phụ lục thông tư số 14/2010/TT– BKH.
- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh công ty: Của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên. Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần. Quyết định của thành viên công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh công ty (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
- Bản sao hoặc bản chính Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao CMND của người đứng đầu chi nhánh và Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
- Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
- Giấy ủy quyền của người đi nộp hồ sơ (chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp)
Quy trình thành lập chi nhánh khác tỉnh như thế nào?
- Thẩm quyền thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh, mà không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ;
- Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp ở Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, hoặc có thể nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
- Riêng đối với doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
*Lưu ý: Riêng đối với chi nhánh được đặt tại nước ngoài: trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký, kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh để bổ sung thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh ở đâu?
- Khi đã có đủ hồ sơ, chủ đơn hoặc bên làm dịch vụ sẽ nộp hồ sơ, đóng phí và lệ phí tại Sở Kế hoạch và đầu tư tại nơi dự định đặt trụ sở chính của công ty. Trong thời gian 5 ngày từ ngày nộp đơn, Chuyên viên sẽ xử lý hồ sơ và đưa ra quyết định chấp nhận hồ sơ hợp lệ hay không.
- Trường hợp nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nếu hồ sơ hợp lệ
Các loại thuế chi nhánh công ty khác tỉnh cần phải nộp?
Dưới đây là các loại thuế chi nhánh công ty khác tỉnh cần phải nộp:
Thuế môn bài
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
- Trường hợp chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính.
- Trường hợp chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.
Lưu ý:
- Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập chi nhánh công ty cùng năm với thành lập công ty năm 2021 thì chi nhánh cũng được miễn thuế môn bài năm 2021.
Thuế Giá trị gia tăng
Kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
- Chi nhánh hạch toán độc lập,
- Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính:
Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc,
- Không phát sinh doanh thu, hoặc
- Cùng tỉnh với trụ sở chính
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp
- Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.
Thời gian thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh?
- Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 07 ngày làm việc.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phí thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh tại Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn là đơn vị thành lập doanh nghiệp uy tín hiện nay. Với kinh nghiệm tư vấn pháp lý và lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư, kế toán- thuế cho mọi loại hình doanh nghiệp. Chúng tôi luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ thành lập chi nhánh đăng ký kinh doanh chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Ưu điểm dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Luật Hùng Sơn như sau:
- Nhanh chóng, trọn gói, chi phí phù hợp.
- Doanh nghiệp không cần tốn thời gian đi lại nhiều lần nhận kết quả tại nhà.
- Bạn không cần quan tâm đến những thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền, chúng tôi sẽ đại diện theo ủy quyền để tiến hành các thủ tục.
- Đội ngũ luật sư, nhân viên tư vấn nhiệt tình với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ đem đến chất lượng phục vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất cho tất cả các doanh nghiệp.
Quý khách có thể yêu cầu báo giá dịch vụ tại đường link dưới đây
https://luathungson.vn/yeu-cau-bao-gia-dich-vu
Hoặc vui lòng liên hệ Hotline 0964 509 555 để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh
- Lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thành lập;
- Về ngành nghề kinh doanh: ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam đã có hiệu lực nên khi thành lập mới địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải cập nhật ngành nghề đăng ký kinh doanh quy định theo quyết định mới.
- Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì được mặc định là hạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh” . Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 19006518 để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 05/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 18/10/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023