Truyện tranh là một trong những loại hình tác phẩm khá phổ biến hiện nay, nó gắn liền với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Truyện tranh là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đăng ký bản quyền truyện tranh cho tác giả.
Đăng ký bản quyền tác phẩm truyện tranh là gì?
Thực chất cách đăng ký bản quyền tác phẩm truyện tranh vốn là thủ tục đăng ký quyền tác giả cho loại tác phẩm này. Kết quả của thủ tục chính là giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp cho chủ sở hữu quyền tác giả. Vốn dĩ quyền tác giả được phát sinh tự động theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019.
Truyện tranh được đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền Tác giả. Cá nhân, tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, để thực hiện đăng ký quyền tác giả cho những tác phẩm của mình.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm truyện tranh sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng. Ngoài ra, nó ngăn chặn việc sử dụng trái quy định pháp luật gây thiệt hại tới tác phẩm của mình. Tác giả có thể đăng ký quyền tác giả theo từng tập truyện hoặc đăng ký trọn bộ để có thể tiết kiệm chi phí.
Hồ sơ đăng ký
Để bảo vệ cho tác phẩm bằng hình thức đăng ký bản quyền thì điều cần làm trước hết là soạn thảo hồ sơ đăng ký. Hồ sơ này gồm có:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
– 02 bản sao tác phẩm truyện tranh đăng ký quyền tác giả
– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Thủ tục Đăng ký Bản quyền tác phẩm truyện tranh năm 2022?
Thủ tục đăng ký bản quyền truyện tranh sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ.
Bước 2: Lên Cục bản quyền tác giả để nộp hồ sơ Đăng ký
Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
Bước 3: Chờ đợi và nhận kết quả
Sau khi hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho chủ sở hữu
Đăng ký bản quyền truyện tranh ở đâu?
Cơ quan tiếp nhận và có trách nhiệm xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền truyện tranh là Cục Bản quyền tác giả.
Địa chỉ tại Hà Nội
Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả
Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 04.38 234 304.
Địa chỉ tại Hồ Chí Minh
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.39 308 086
Địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: Số 01 Đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Điện thoại: 0511.3 606 967
Dịch vụ tại Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký bản quyền tác phẩm truyện tranh là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn khi có nhu cầu.
- Tư vấn về thủ tục, thời gian, các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký bản quyền.
- Soạn hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho khách hàng tham khảo và ký kết
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ. Làm việc với Cục Bản quyền tác giả về nội dung hồ sơ
- Thay mặt quý khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ. Kịp thời sửa chữa hoặc bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên (nếu có)
- Tiếp nhận Giấy chứng nhận. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả (Nếu có)
- Theo dõi hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với truyện tranh và kịp thời đưa ra ý kiến tư vấn để xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với truyện tranh
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023