Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là những sản phẩm nghệ thuật mang phong cách, sự sáng tạo, nét đặc trưng riêng của người nghệ sĩ. Ngày nay, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến, giá trị các các phẩm ngày càng tăng cao. Do đó, nhu cầu bảo vệ tác phẩm, quyền tác giả đối với tác phẩm cũng được chú trọng. Vậy làm thế nào để bảo vệ quyền tác giả, các quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Công ty Luật Hùng Sơn gửi tới bạn “Dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng”.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là gì?
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được hiểu là những tác phẩm được thể hiện thông qua tổng hợp các đường nét, hình khối, và màu sắc, bố cục gắn liền với những tính năng hữu ích. Đây không phải là những tác phẩm nghệ thuật đơn thuần. Mà là những tác phẩm mỹ thuật có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích. Là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn thông qua quá trình sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thường thấy trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm hoặc thiết kế nội thất và lĩnh vực trang trí đơn thuần.
Tại sao phải đăng ký tác phẩm mỹ thuật ứng dụng?
Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, đây là thủ tục cần thiết, là cơ sở để các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ hợp pháp và là căn cứ pháp lý quan trong trong trường hợp xảy ra tranh chấp về bản quyền. Nếu tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không đăng ký bản quyền thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức là phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Tuy nhiên, để chứng minh được quyền của mình đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng rất khó, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, thủ tục đăng kí bản quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhanh chóng, tương đối đơn giản.
Điều kiện bảo hộ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác phẩm được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Một là, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là kết quả của hoạt động sáng tạo. Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT hiện hành quy định: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Do đó, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải là sự sáng tạo trực tiếp của tác giả. Không phải là sự sao chép từ tác phẩm khác.
- Hai là, phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhật định
Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền gồm những loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền (tờ khai đăng ký quyền tác giả – có mẫu).
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả kê khai đầy đủ thông tin và ký tên.
- Trong nội dung tờ khai thể hiện đầy đủ thông tin của tác giả – người sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả – người sở hữu tác phẩm hay người nộp đơn
- Phải thể hiện tóm tắt nội dung của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được đăng ký:
- Thời, gian, địa điểm, hình thức công bố của tác phẩm,
- Lời cam đoan của người nộp đơn về nội dung đã kê khai trong tờ khai đăng ký.
- Nội dung tờ khai phải bằng tiếng Việt.
- Tờ khai được thực hiện theo mẫu do Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch quy định.
- Bản sao tác phẩm mỹ thuật ứng dụng cần đăng ký (02 bản).
- Giấy ủy quyền, hoặc hợp đồng ủy quyền (Nếu có).
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trong trường hợp có đồng tác giả).
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (nếu có đồng chủ sở hữu)
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu chủ thể nộp đơn không phải là tác giả.
- Giấy tờ tùy thân của người nộp hồ sơ.
Nội dung những giấy tờ, tài liệu nêu trên trừ bản sao tác phẩm thì đều phải thể hiện bằng Tiếng Việt. Nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang Tiếng Việt theo quy định.
Thủ tục Đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Cục bản quyền tác giả. Hoặc có thể uỷ quyền cho người khác đi nộp đơn theo Giấy uỷ quyền hợp lệ.
Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nếu tác phẩm đủ điều kiện được bảo hồ Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Trường hợp tác phẩm mỹ thuật ứng dụng này không đáp ứng được các điều kiện để được bảo hộ về bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền tác giả cũng sẽ phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn vì lý do không cấp.
Dịch vụ bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng tại Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc bản quyền tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là đơn vị được nhiều tác giả lựa chọn khi có nhu cầu. Nếu bạn chưa nắm rõ các thủ tục. Hay muốn tiến hành đăng ký bản quyền một cách nhanh nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
- Tư vấn miễn phí các thủ tục và hướng dẫn đăng ký bản quyền;
- Soạn thảo hồ sơ và nộp đơn đăng ký bản quyền;
- Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất