Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ rộng, đa dạng các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Và công thức nấu ăn cũng được bảo hộ trong đó. Nghe tưởng chừng đơn giản và không cần bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng đến khi xảy ra tranh chấp thì khó bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy cách đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn ra sao? luật pháp quy định như thế nào? cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Công thức nấu ăn là gì?
Một công thức nấu ăn là một hướng dẫn hướng dẫn để làm món ăn, mặn hoặc ngọt. Hướng dẫn này tuân theo một trật tự được sắp xếp và cấu trúc đúng, phục vụ cho nhu cầu cụ thể của từng món ăn. Các công thức nấu ăn từ xuất phát từ tiếng Latin recipere , mà có nghĩa là ‘cho và nhận’.
Mỗi công thức nấu ăn hoặc công thức nấu ăn bao gồm hai phần thiết yếu:
- Tiêu đề với tên của món ăn và nguồn gốc của nó. Chỉ định về tổng thời gian chuẩn bị và mức độ khó khăn. Danh sách các thành phần, cho biết cả loại thành phần và số lượng cần thiết của cùng một danh sách. Một số công thức nấu ăn bao gồm một danh sách các dụng cụ cần thiết. Lần khác, người học việc tìm thấy tài liệu tham khảo của các dụng cụ này trong phần thân của hướng dẫn. Thực hiện các bước xây dựng, sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Một số công thức nấu ăn có thể bao gồm các thông tin khác, tùy thuộc vào cả tác giả của cuốn sách và tiêu chí biên tập. Ví dụ, trong các cuốn sách công thức chế độ ăn kiêng, điều cần thiết là chỉ ra lượng calo của mỗi món ăn. Trong sách ẩm thực nói chung, các mẹo hoặc khuyến nghị nên tuân theo để điều trị một số quy trình hoặc thành phần có thể được đưa vào công thức nấu ăn.
Đăng ký bản quyền công thức nấu ăn dưới hình thức nào của luật sở hữu trí tuệ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 về giải thích quyền sở hữu trí tuệ như sau:
- “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”
Theo đó, tại các khoản 2, 3, 4 Điều này tiếp tục giải thích rõ các đối tượng thuộc các nhóm quyền:
- “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Theo đó, bản quyền công thức nấu ăn có thể bảo hộ với một số dạng quyền sở hữu trí tuệ nhất định. Khi đó, nếu bạn muốn bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
Bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn dưới dạng tác phẩm hoặc bí mật kinh doanh
Quyền tác giả đối với tác phẩm và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đều được thiết lập mà không cần phải đăng ký (nếu phù hợp với các điều kiện pháp luật quy định).
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể tiến hành đăng ký để có cơ sở pháp lý vững chắc hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình.
Tuy nhiên để được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh thì bản quyền công thức nấu ăn của bạn cần thỏa mãn các điều kiện được nêu tại Điều 84, 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 như sau:
“Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Điều 85. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.”
Như vậy, một bản quyền công thức nấu ăn chỉ được bảo hộ là bí mật kinh doanh khi thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu thiếu một trong các điều kiện đó thì bản quyền công thức nấu ăn không được coi là bí mật kinh doanh.
Tại sao nên đăng ký bảo hộ công thức nấu ăn?
Nếu bạn đăng ký bảo hộ bản quyền công thức nấu ăn thành công thì sẽ được sở hữu các đặc quyền được nêu tại khoản 4 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hóa;
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
- Đồng thời, chủ sở hữu bí mật kinh doanh đối với bản quyền công thức nấu ăn sẽ không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi theo khoản 3 Điều này:
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
- Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng;
- Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại;
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
- Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thỏa thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
Thủ tục Đăng ký Bản quyền công thức nấu ăn năm 2022?
Pháp luật hiện nay không có thủ tục đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh, do đó doanh nghiệp nếu muốn đăng ký bí mật kinh doanh thì có thể đăng ký dưới hình thức bảo hộ sáng chế.
Tuy nhiên, để được bảo hộ là sáng chế thì bí mật kinh doanh đó phải đáp ứng được tất cả các điều kiện để được xem là một sáng chế theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng việc đăng ký bảo hộ sáng chế này có một bất lợi là thời hạn bảo hộ bằng sáng chế là 20 năm. Hết 20 năm, sáng chế đó (tức là bí mật kinh doanh của doanh nghiệp) sẽ phải công bố công khai.
Dịch vụ đăng ký bản quyền công thức nấu ăn tại Luật Hùng Sơn
Luật Hùng Sơn với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc đăng ký bản quyền công thức nấu ăn là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn khi có nhu cầu.
Chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ bản quyền công thức nấu ăn nói riêng và các vấn đề về sở hữu trí tuệ nói chung.
Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!