Đất vi phạm là gì? Hình thức xử lý đối với các vi phạm về đất

Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, sổ hồng) có thể được cấp cho đất vi phạm tuỳ vào từng thời điểm vi phạm khác nhau. Để có thể hợp thức hoá được đất vi phạm, trước hết người dân cần hiểu rõ đất vi phạm là gì? Khi nào được cấp sổ đỏ? Hình thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm về đất như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Quảng cáo

Đất vi phạm là gì?

Theo Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP có thể hiểu đất vi phạm được cấp hay xem xét cấp Giấy chứng nhận như sau:

Đất vi phạm chính là đất do cá nhân, hộ gia đình sử dụng có vi phạm pháp luật đất đai trước thời điểm ngày 1/7/2014 dựa theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bao gồm các trường hợp sau:

  • (1) Đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn cho các công trình công cộng như công trình thuỷ lợi, giao thông,… sau khi Nhà nước đã công bố và cắm mốc hành lang bảo vệ.
  • (2) Đất lấn, chiếm lề, lòng đường, vỉa hè ngay sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng.
  • (3) Lấn, chiếm đất để sử dụng cho mục đích xây dựng công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, các công trình công cộng khác.
  • (4) Đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất và không thu tiền sử dụng cho lâm trường quốc doanh, nông trường, Ban quản lý rừng, trung tâm, trại, trạm, công ty lâm nghiệp, nông nghiệp.
  • (5) Lấn, chiếm đất chưa sử dụng hay tự ý chuyển mục đích sử dụng đất cần phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cho phép.
  • (6) Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp như trồng cây lâu năm, cây hàng năm,… do tự khai hoang.

đất vi phạm là gì

Hình thức xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai

Xử lý vi phạm pháp luật đất đai được hiểu là việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý dành cho những người vi phạm nhằm bắt buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lí vì  hành vi và hậu quả của hành vi vi phạm đó gây ra.

Với nguyên tắc mọi vi phạm đều phải được phát hiện, đình chỉ cũng như xử lý kịp thời. Quá trình xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỉ luật và trách nhiệm vật chất phải được tiến hành nhanh chóng, triệt để và công minh. Toàn bộ hậu quả phải được khắc phục theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp lý khác nhau với những người vi phạm là dựa vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm đó. Bởi vậy, vi phạm pháp luật đất đai có thể bị chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất,  trách nhiệm kỉ luật hay trách nhiệm hình sự khôi phục lại tình trạng đất giống như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Trách nhiệm kỷ luật

Những người chịu trách nhiệm kỷ luật là đối tượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và có các hành vi vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đi ngược với quy định của pháp luật trong việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiến hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đưa ra quyết định hành chính trong việc quản lý đất đai, thiếu trách nhiệm trong việc quản lí dẫn tới vi phạm pháp luật về đất đai hay có hành vi khác gây thiệt hại tới tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của những người sử dụng đất. Đây là những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ còn nhẹ, chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xử lý những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm khi thực hiện chức năng quản lí nhà nước về đất đai là do những người đứng đầu cơ quan quản lí công chức có hành vi vi phạm đưa ra quyết định kỉ luật.

Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì những người đứng đầu cơ quan đơn vị quản lý cấp trên sẽ ra quyết định kỉ luật trực tiếp.

Về hình thức kỷ luật: Những người quản lý đất đai vi phạm kỉ luật sẽ bị xử lí tuỳ theo từng mức độ vi phạmi bằng 1 trong các hình thức kỉ luật như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ ngạch,  hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc.

Khiển trách là hình thức kỷ luật áp dụng đối với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm lần đầu tiên, ở mức độ nhẹ.

Cảnh cáo được áp dụng với những người quản lý đất đai đã bị khiển trách về các hành vi vi phạm pháp luật đất đai và tái phạm hay vi phạm ở mức độ nhẹ tuy nhiên khuyết điểm có tính chất còn vi phạm hay vi phạm gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý dựa theo Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, có sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai đã bị xử lý kỉ luật mà vẫn vi phạm hay vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm dân sự

Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là những người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lý đất đai hay những đối tượng khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai gây thiệt hại cho Nhà nước, cho những người khác thì bên cạnh việc bị áp dụng 1 trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, kỉ luật, hình sự còn phải bồi thường đúng theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hay cho người bị thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự sẽ được áp dụng theo nguyên tắc ngang giá, toàn bộ và kịp thời. Tức là người gây thiệt hại đến đâu thì cần phải bồi thường đến đó, đồng thời việc bồi thường phải đầy đủ và thực hiện nhanh chóng. Không giống với các hình thức trách nhiệm khác, trách nhiệm dân sự có 1 đặc điểm nổi bật là các bên có thể tự thoả thuận với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp không thoả thuận được về mức bồi thường thiệt hại thì các bên thị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu lên toà án giải quyết.

Khi nào đất vi phạm được cấp sổ đỏ

Căn cứ vào Kkhoản 5 Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định người đang sử dụng đất ổn định trong những trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, điểm b, khoản 3, Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP mà không có tranh chấp thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm:

Trường hợp (1), (2), (3) ở mục trên với điều kiện cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng mà nay:

  • Đất vi phạm thuộc trường hợp (1) sẽ không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng.
  • Đất vi phạm thuộc trường hợp (2) sẽ không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông.
  • Đất vi phạm thuộc trường hợp (3) sẽ không có mục đích sử dụng cho các công trình sự nghiệp, trụ sở cơ quan, những công trình công cộng khác.

Căn cứ vào điểm a và điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp như đất trồng cây lâu năm, hàng năm,… do tự khai hoang mà đất đó thích hợp với việc quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không có tranh chấp sẽ được Nhà nước công nhận ề quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận dựa theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất) đúng theo hạn mức do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Nếu như vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức sẽ không được công nhận quyền sử dụng đất mà phải chuyển sang thuê đất.

Khi nào đất vi phạm bị thu hồi

Những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013.

Những trường hợp có vi phạm pháp luật đất đai trước thời điểm 1/7/2014 theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

  • Đất vi phạm thuộc trường hợp (1), (2) và (3) ở mục trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không bắt tay vào điều chỉnh hoặc có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, tuy nhiên vẫn thuộc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,…
  • Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quyền quy hoạch bảo vệ phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã tiến hành lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng.

Những người đang sử dụng đất lấn, chiếm sẽ được Ban quản lý rừng xem xét (không chắc chắn giao) tiến hành giao khoán bảo vệ, phát triển rừng.

  • Đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc diện quy hoạch cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất lấn, chiếm nhằm mục đích giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng các công trình đó.

Những người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng đất đến khi thu hồi đất tuy nhiên phải kê khai đăng ký đất đai căn cứ theo quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.

Quảng cáo
  • Trong trường hợp lấn, chiếm từ ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/7/2014, đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp đồng thời hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho nông trường, lâm trường thì uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần phải thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại cho các nông trường, lâm trường.
  • Nếu lấn, chiếm đất chưa sử dụng hay tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trong khi đó đất đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội bởi lợi ích quốc gia, công cộng thì Nhà nước sẽ thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Những người đang sử dụng đất vi phạm sẽ được tạm thời sử dụng cho tới khi thu hồi đất tuy nhiên phải kê khai đăng ký đất đai theo đúng quy định và giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất.

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được ghi nhận như 1 nguyên tắc trong Luật Đất đai cụ thể như sau: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và những văn bản hướng dẫn, tác giả nhận thấy, các quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đúng quy trình xử lý vi phạm hành chính thông thường và đảm bảo thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục như sau:

Trước khi thiết lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, những người có thẩm quyền lập biên bản sẽ thực hiện công tác tuyên truyền và vận động để những người vi phạm buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Hình thức này có thể được thực hiện bằng lời nói, hiệu lệnh,  còi, văn bản hay hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp họ không tự nguyện thực hiện thì cần phải tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính.

Bước 1: Lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Những người có thẩm quyền lập biên bản chính là: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (chẳng hạn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp); Viên chức, công chức được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai cùng hoạt động dịch vụ về đất đai.

Để thiết lập được biên bản vi phạm hành chính cần phải bắt đầu từ việc phát hiện các hành vi vi phạm, tiếp theo đánh giá tính chất của hành vi vi phạm, kế tiếp là lựa chọn những quy định pháp luật để xác định những hành vi vi phạm. Căn cứ vào việc xử lý hành vi vi phạm, thẩm quyền, thủ tục lập biên bản (Nếu chưa đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, có căn cứ áp dụng thì những người có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra hay biên bản sự việc tại nơi có hành vi vi phạm. Khi có đủ cơ sở để khẳng định có hành vi vi phạm, căn cứ pháp lý áp dụng) thì cần phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính cần phải ghi rõ đầy đủ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ và tên, chức vụ của người lập biên bản; họ và tên, địa chỉ, nghề nghiệp của những người vi phạm hay tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, giờ, địa điểm xảy ra vi phạm; các hành vi vi phạm; những biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính cùng với việc bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, các phương tiện bị tạm giữ; lời khai của những người vi phạm hay đại diện tổ chức vi phạm; nếu như có người chứng kiến, những người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại cần phải ghi rõ họ, tên, địa điểm, lời khai của họ; quyền và thời hạn để giải trình về vi phạm hành chính của những người vi phạm hay đại diện của tổ chức vi phạm; các cơ quan tiếp nhận giải trình.

Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Thời điểm tiến hành xác minh là trước hoặc sau khi thành lập biên bản vi phạm; có thể được thực hiện song song với các trình tự, thủ tục xử phạt kế tiếp cho đến khi ra quyết định xử phạt. Quá trình xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính cần phải được thể hiện bằng văn bản.

Đối tượng có thẩm quyền lập biên bản cần phải xác định tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm hành chính và ghi rõ ràng vào biên bản vi phạm hành chính để tiến hành xác định thẩm quyền xử phạt đồng thời làm căn cứ ra quyết định xử phạt.

Nội dung xác minh đối với các vi phạm trong đất đai: Những người có thẩm quyền lập biên bản cần phải tiến hành xác minh:

  • Có hay không vi phạm hành chính;
  • Về nhân thân (ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu…);
  • Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất và mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra;
  • Xác minh về trường hợp không đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

Ở bước này chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét thêm về tình tiết không xác định được đối tượng vi phạm hành chính; trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hay hết thời hạn ra quyết định xử phạt; các cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, các tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể hoặc phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt; di chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

Bước 3: Đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định rõ ràng và cụ thể tại Chương III của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Những người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành các bước trên đầy đủ sẽ tiến hành thiết lập dự thảo Quyết định xử phạt trình lên người có thẩm quyền xử phạt.

Những người có thẩm quyền xử phạt cần phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để tiến hành xác định về đối tượng, các hành vi vi phạm, mức phạt, thời hạn, thẩm quyền xử phạt,… khi có đủ đầy đủ căn cứ cần phải ký ban hành Quyết định.

Bước 4: Gửi, thi hành quyết định xử phạt các vi phạm hành chính

Gửi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho các cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong thời hạn 2 ngày làm việc, tính từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hay gửi trực tiếp (cần phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định với cá nhân/tổ chức bị xử phạt; nếu họ không nhận thì phải lập biên bản).

Cá nhân/tổ chức bị xử phạt cần phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, tính từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính (dựa  theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hay ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định về ngày thi hành lớn hơn 10 ngày thì phải thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.

Nếu quá thời hạn thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (10 ngày hoặc quá thời hạn ghi trong quyết định xử phạt) mà các cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì những người đã ban hành quyết định xử phạt sẽ ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt.

Tóm lại, xử lý vi phạm pháp luật đất đai nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng phạt các hành vi vi phạm đồng thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ những mối quan hệ, các giá trị được pháp luật ghi nhận. Đó cũng chính là vấn đề có tính quyết định để có thể duy trì trật tự, kỉ cương và nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lí đất đai hiện nay ở nước ta. 

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết đất vi phạm là gì và những vấn đề có liên quan. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới đất vi phạm, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để được giải đáp nhanh chóng nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật