Việc tranh chấp đất đai giữa anh em trong gia đình hoặc giữa hàng xóm láng giềng với nhau là vấn đề khá phổ biến
Vấn đề trên có 1 bạn gửi câu hỏi đến như sau:
Chào luật sư, khoảng 30 đến 35 năm trước bố tôi có mua 1 mảnh đất ngoài mặt tiền nhưng chỉ có giấy tay và không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào. Đến nay giấy tay đã mất , nhà cô B ( người bán đất cho bố tôi ) thấy giá đất tăng cao nên đòi lại mảnh đất gia đình đang ở với lý do là trên giấy tờ đất đó của nhà cô B. Vậy trường hợp trên chúng tôi phải làm như thế nào ạ? Cảm ơn Luật sư
Trả lời
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Luật Hùng Sơn. Đối với vấn đề trên, phương pháp tốt nhất vẫn là hòa giải . Vì lý do hàng xóm láng giềng, không nên xảy ra các mâu thuẫn dẫn đến khó xử cho cả 02 bên. Trường hợp cả 02 bên đều không thể thỏa thuận với nhau, cần phải có sự can thiệp của chính quyền địa phương nơi 2 hộ gia đình đang sinh sống.
Căn cứ vào Điều 202 Luật đất đai thì nhà nước luôn khuyến khích việc tự hòa giải và thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thể đi đến thỏa thuận cần gửi đơn lên UBND cấp xã để hòa giải. Các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền đứng ra tổ chức hòa giải. Thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Các trường hợp hòa giải thành hoặc không thành đều phải có biên bản xác nhận. Trong biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên và xác nhận của UBND xã. Biên bản sẽ được gửi lại các bên và lưu lại.
Trường hợp hòa giải thành công :
Trong trường hợp cả 2 bên hòa giải và có các thỏa thuận riêng. Nếu thỏa thuận là thay đổi hiện trạng ranh giới. Thì Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi biên bản đến Phòng tài nguyên và môi trường để giải quyết ( tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân )
Lúc này, phòng Tài nguyên và Môi trường có quyết định công nhận việc thay đổi và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Vậy nên, trường hợp trên, nếu cả 2 bên có thỏa thuận về mảnh đất. Mảnh đất vẫn tiếp tục của gia đình bạn thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đất cho gia đình của bạn.
Thủ tục giải quyết đất đai khi không có thỏa thuận
Các thỏa thuận hòa giải là bắt buộc với mọi cá nhân, hộ gia đình xảy ra tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, rất nhiều vụ việc không thể thỏa thuận với nhau. Đối với trường hợp của bạn, nếu thỏa thuận không thành, bạn cần tiến hành các thủ tục sau :
Căn cứ vào Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định rõ về Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai :
” Sau khi việc tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành:
Bạn cần gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Tùy vào tùy trường hợp cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền được phép giải quyết như: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, Tòa án .
Trường hợp của bạn, gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp trên tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm: đơn yêu cầu giải quyết đến Ủy ban nhân dân cấp huyện ( nơi mảnh đất đang có tranh chấp ) . Hoặc gửi đơn ra Tòa án cấp huyện đang xảy ra tranh chấp căn cứ vào Điều 26,35,29 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Trước khi nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án . Bạn và gia đình cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu chứng minh gia đình bạn đã mua và sử dụng mảnh đất đó từ 30 năm – 35 năm về trước. Trong khoảng thời gian đó đến nay không hề xảy ra bất cứ tranh chấp nào. Bạn và gia đình có thể nhờ các hàng xóm xung quanh để chứng nhận là đưa lời khai về vấn đề sử dụng đất của gia đình bấy lâu nay.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ. Bạn có thể trực tiếp gọi đến công ty chúng tôi theo hotline : 1900.6518 để được nhận tư vấn trực tiếp.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023