Trong thị trường thời trang cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi cần đầu tư “chất xám” không ngừng, việc đạo nhái, ăn cắp ý tưởng tất yếu sẽ xảy ra. Để hạn chế tình trạng tranh chấp cũng như bảo vệ “đứa con tinh thần”, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thời trang nên được áp dụng cho từng doanh nghiệp.
Sau đây Luật Hùng Sơn sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này, mời quý khách tham khảo bài viết sau.
Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu thời trang
Nhãn hiệu (marks) và thương hiệu (brands) đều là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của đơn vị này với hàng hóa, dịch vụ của đơn vị khác. Tuy nhiên, nhãn hiệu và thương hiệu có những dấu hiệu phân biệt riêng.
Đối tượng được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu là đối tượng được pháp luật bảo hộ và có định nghĩa rõ ràng trong một số văn bản pháp lý. Còn thương hiệu vẫn chưa được luật hóa. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, chúng ta chỉ có thể xét trên phương diện nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ chưa, thuộc quyền sở hữu của ai chứ không có căn cứ tranh chấp thương hiệu.
Nói cách khác, về phương diện pháp lý, nhãn hiệu được bảo hộ bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, còn thương hiệu được công nhận bởi người tiêu dùng sau nhiều năm gầy dựng thương hiệu.
Thông thường, khi nhắc đến đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thời trang, mọi người thường hiểu theo hướng nhãn hiệu và thương hiệu đồng nghĩa, cùng ám chỉ về dấu hiệu nhận biết nên chúng ta có thể hiểu nôm na đó là thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Cách nhận biết
Nhãn hiệu được nhận biết qua chữ, hình ảnh in trên bao bì, sản phẩm,…nghĩa là có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường, qua đó có thể phân biệt những sản phẩm, hàng hóa cùng loại, tương tự nhau.
Thương hiệu lại có cách đi vào tiềm thức của người tiêu dùng, ví dụ khi nhắc đến Chanel, ta biết ngay đó là thương hiệu thời trang đẳng cấp, đặc biệt nổi tiếng với dùng nước hoa No.5 huyền thoại. Những thông tin ấn tượng về thương hiệu này được lưu trữ trong đầu chúng ta mà không cần phải tận mắt thấy một dấu hiệu nhận biết.
Nhãn hiệu thì cần phải thấy được dấu hiệu bằng mắt. Ví dụ khi bạn nhìn thấy biểu tượng 2 chữ C đấu lưng vào nhau, bạn phân biệt được ngay đây là hàng hóa của Chanel thông qua dấu hiệu nhận biết 2 chữ C ngược nhau. Điều này có nghĩa trước mắt bạn là hai sản phẩm cùng loại, bạn cần phải thấy một dấu hiệu phân biệt để biết được hàng đó của hãng nào sản xuất.
Thời gian tồn tại
Trong nhiều trường hợp, nhãn hiệu chỉ được phát triển trong một khoảng thời gian, gắn liền với chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Sau khi kết thúc chiến lược, nhãn hiệu đó có thể sẽ không được đầu tư phát triển tiếp và bị quên lãng.
Thương hiệu thì ngược lại. Như đã đề cập, thương hiệu đánh vào tiềm thức của người tiêu dùng. Việc này mất nhiều năm và đơn vị đó phải duy trì hoạt động, phát triển liên tục để dần dần tạo ấn tượng trong lòng người dùng. Thông thường thương hiệu sẽ gắn liền suốt thời gian tồn tại của một doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thời trang
Hồ sơ người nộp đơn cần chuẩn bị bao gồm:
- 2 bản Giấy yêu cầu đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu).
- 09 mẫu nhãn hiệu về thời trang mà đơn vị muốn đăng ký, đảm bảo phù hợp theo những quy định về kích thước, dấu hiệu nhận biết của nhãn hiệu.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Chứng từ đã hoàn tất việc nộp lệ phí
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thời trang
Bước 1: Phân nhóm sản phẩm và tra cứu trùng lặp
Căn cứ bản Ni-xơ 11-2018, quần áo thời trang được xếp vào nhóm 25. Việc tra cứu sơ bộ về nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ do Luật Hùng Sơn đảm nhận khi quý khách đồng ý sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng.
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
- Thẩm định nội dung: 09 tháng từ ngày công bố đơn đăng ký.
Sau khi có kết quả nhãn hiệu thời trang đủ điều kiện được bảo hộ, quý khách sẽ được cấp Văn bằng bảo hộ trong vòng 01 tháng và hiệu lực sở hữu trong 10 năm, được quyền gia hạn nhiều lần.
Tại khu vực miền Bắc, bạn nộp đơn ở Cục Sở hữu trí tuệ. Miền Nam nộp tại Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Thành phố Hồ Chí Minh. Miền Trung nộp hồ sơ tại Văn phòng đại diện của Cục sở hữu trí tuệ Thành phố Đà Nẵng.
Xem thêm >>> Tư vấn luật online
Luật Hùng Sơn với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thời trang sẽ mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ hài lòng nhất. Lợi ích của khách hàng luôn được chúng tôi ưu tiên hàng đầu, do đó Luật Hùng Sơn luôn cố gắng hoàn thành thủ tục sớm nhất, tránh tranh chấp phát sinh liên quan ngày nộp đơn đầu tiên.
Mọi vấn đề còn thắc mắc xoay quanh lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quý khách vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn để biết thêm thông tin.
- Mẫu hợp đồng thuê KOLs Mới Nhất 2023 - 06/03/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 23/02/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 23/02/2023