Liên Minh Châu Âu (EU) được biết tới là cộng đồng của 28 quốc gia thành viên hoạt động chung về kinh tế, chính trị và tiền tệ. Đây cũng là một trong các thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu trở thành nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu bài viết dưới đây!
1. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại châu Âu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu như sau:
- Trước khi kết thúc 12 tháng ra thông báo kết luận về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký quốc tế. Tiếp theo, ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu. Sau đó gửi cho Văn phòng quốc tế để tuyên bố chấp nhận doanh nghiệp bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế ở Việt Nam.
- Công bố quyết định theo Công báo sở hữu công nghiệp trong 2 tháng kể từ ngay ra quyết định.
Phạm vi bảo hộ được xác định theo đúng nội dung yêu cầu trong bản đăng ký nhãn hiệu quốc tế được ghi nhận bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu cần tuân thủ theo đúng pháp luật
Đối với nhãn hiệu được bảo hộ theo đúng Thỏa ước Madrid, thời hạn chấp thuận bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn thêm.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Luật Hùng Sơn có hiệu lực trong vòng 10 năm. Cứ 10 năm lại được gia hạn 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn. Loại giấy tờ này có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ sở hữu nhãn hiệu đòi chấm dứt tồn tại khi không có người kế thừa hợp pháp hoặc không muốn dùng nhãn hiệu đã đăng ký trong vòng 5 năm liên tục.
Trong trường hợp giấy chứng nhận được cấp cho ngời không có quyền đăng ký nhãn hiệu thì sẽ không đủ điều kiện để bảo hộ. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên chú ý tới các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu.
2. Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu gồm những gì?
Các tài liệu cần thiết cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu bao gồm:
- Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hàng tại Châu Âu;
- Thông tin người nộp đơn;
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục các hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký;
- Giấy tờ ủy quyền;
- Phí và lệ phí.
Lưu ý: Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu có thể được làm bằng 1 trong 23 ngôn ngữ chính thức trong cộng đồng EU. Trong đơn, người nộp đơn cần tuyệt bố chọn 1 trong 5 ngôn ngữ chính được sử dụng tại EUIPO: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italia. Sử dụng nó để làm ngôn ngữ thứ 2 tiến hành các thủ tục khiếu nại, phản đối và hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu.
Những tài liệu và thông tin liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu
3. Những dạng nhãn hiệu nào không có khả năng bảo hộ?
Với nhãn hiệu có 1 phần hoặc toàn bộ hàng hóa/dịch vụ không có khả năng bảo hộ hoặc có nhưng đăng ký quốc tế còn thiếu xót, trước khi kết thúc thời hạn 12 tháng nêu trên, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo tạm thời từ chối. Trong quyết định có ghi rõ nội dung và lý do đưa ra quyết định từ chối. Sau đó gửi thông báo cho Văn phòng quốc tế.
Sau 3 tháng Cục Sở hữu trí tuệ gửi thông báo tạm thời từ chối 1 phần hoặc toàn hộ hàng hóa/dịch vụ, người nộp đơn sẽ có quyền sửa chữa thiếu sót của mình. Đồng thời, họ có thể đưa ra ý kiến phản đối dự định từ chối mà Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra.
Việc điều chỉnh thiếu xót hay phản đối dự định từ dối cần được thực hiện theo đúng thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc gia. Trong đó, cách thức nộp đơn cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.
► Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả tại Luật Hùng Sơn nhanh chóng nhất?
4. Khi nào nhãn hiệu của doanh nghiệp cần được gia hạn?
Theo quy định mà pháp luật Sở hữu trí tuệ đưa ra, thời hạn gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực trước vào sau 6 tháng. Nếu trước 6 tháng tính từ khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần nộp lệ phí gia hạn để duy trì bảo hộ nhãn hiệu. Còn nếu nộp đơn sau 6 tháng sẽ được coi là gia hạn muộn văn bằng bảo hộ. Lúc này, chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn cùng với tiền phạt những tháng nộp muộn theo quy định là 10% lệ phí gia hạn/1 tháng nộp muộn.
Hết thời gian bảo hộ doanh nghiệp cần gia hạn nhãn hiệu của mình
Thủ tục xin gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
- Bản gốc giấy tờ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đối với trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
- Giấy tờ ủy quyền (đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện sở hữu trí tuệ).
- Các chứng từ nộp phí, lệ phí.
Chủ sở hữu nhãn hiệu cần chú ý về thời hạn gia hạn bảo hộ bởi sau khi hết thời hạn trên, văn bằng bảo hộ nhẫn hiệu không còn hiệu lực toàn phần. Nếu muốn tiếp tục sở hữu nhãn hiệu, các bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nhãn hiệu một lần nữa.
Vừa rồi là những thông tin chi tiết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Châu Âu. Hy vọng bài viết này đem lại kiến thức hữu ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết sau của Luật Hùng Sơn để biết thêm thông tin về luật pháp nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 05/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 18/10/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023