Trước đó, các doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm cũng như các dịch vụ của mình rồi, nhưng hiện tại muốn đăng ký bổ sung cho cho một số sản phẩm, dịch khác nữa thì có được phép hay không? Nếu được phép thì thủ tục để đăng ký nhãn hiệu bổ sung như thế nào? Công ty luật Hùng Sơn xin phép được cung cấp cho quý khách hàng những thông tin dưới đây để làm rõ vấn đề trên.
1. Nhãn hiệu là gì? Có được phép đăng ký nhãn hiệu bổ sung hay không?
– Nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu nhằm để phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của tổ chức này, với tổ chức khác hoặc của các cá nhân khác nhau,…
– Đăng ký nhãn hiệu có thể nói nó là quyền, tức là việc làm này không bắt buộc, tuy nhiên nó rất cần thiết cho các doanh nghiệp. Vì đây được xem là một biện pháp nhằm bảo đảm đối với chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp, bảo đảm lòng tin của người tiêu dùng về sản phẩm.
– Theo quy định Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ thì cá nhân hoặc tổ chức có quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hoá do cá nhân, tổ chức đó sản xuất hoặc dịch vụ do cá nhân, tổ chức đó cung cấp và tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp, tổ chức, cá nhân này có quyền đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm đưa ra thị trường, sản phẩm này có thể do người khác sản xuất nhưng với điều kiện đó là người sản xuất không phản đối việc đăng ký đó và không được sử dụng nhãn hiệu nêu trên cho sản phẩm.
– Có thể hiểu đơn giản một doanh nghiệp hoạt động thương mại hợp pháp thì có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa và dịch vụ mà mình sản xuất hoặc đối với sản phẩm mà mình đưa ra thị trường trong trường hợp do người khác sản xuất. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có quyền đối với việc đăng ký bổ sung nhãn hiệu mà mình đã đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
– Tại điểm 37.2 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định mỗi đơn đăng ký chỉ được phép yêu cầu đăng ký cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ. Tức là, khi bạn muốn tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch khác thì bạn không được phép sử dụng đơn đăng ký mà bạn đã đăng ký cho các dịch vụ hoặc sản phẩm trước đó, vì vậy bạn phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu bổ sung được tiến hành như sau:
a) Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
- Tờ khai đối với việc đăng ký nhãn hiệu;
- Tài liệu và mẫu vật, các thông tin xác định đối với nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu
- Nếu nộp đơn thông qua đại diện thì cần có giấy ủy quyền,;
- Nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác thì cần tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì cần các tài liệu để chứng minh quyền ưu tiên;
- Chứng từ chứng minh đã nộp phí và nộp lệ phí nhà nước.
b) Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đăng ký nhãn hiệu nêu trên, tiến hành thực hiện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
c) Trình tự giải quyết đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
- Bước 1: Cục sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nộp đơn;
- Bước 2: Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thực hiện công bố đơn nếu đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ về hình thức đơn trong thời hạn là 02 tháng;
- Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ tiến hành thẩm định về nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn là 09 tháng tính từ ngày công bố đơn.
- Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và công bố Giấy chứng nhận về đăng ký nhãn hiệu, nếu đơn có nội dung hợp lệ. Trường hợp đơn có nội dung không hợp lệ thì phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc từ chối cấp Giấy chứng nhận.
Tóm lại, khách hàng được phép đăng ký nhãn hiệu bổ sung, tuy nhiên không được phép dùng đơn đăng ký trước đó cho các sản phẩm bổ sung sau này mà phải tiến hành đăng ký lại từ đầu. Qúy khách hàng còn những vấn đề nào chưa rõ, có thể liên hệ cho chúng tôi bất cứ khi nào khách hàng cần.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023