Hiện nay, nhu cầu đăng ký kinh doanh luôn là một nhu cầu được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi đăng ký kinh doanh là thủ tục quan trọng cần thiết để có thể hoạt động hợp pháp, tạo ra được năng suất và lợi nhuận hiệu quả cho chính doanh nghiệp của mình. Và khi đăng ký kinh doanh 2020 thì có cần phải chú ý những quy định nào của pháp luật? Luật Hùng Sơn sẽ giải đáp cho bạn đọc được hiểu hơn thông qua các tình huống cụ thể sau.
1. Thay đổi đăng ký kinh doanh 2020 và những điều cần lưu ý.
Bạn đọc đặt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp cho tôi như sau: Tôi muốn tìm hiểu chi tiết về các thủ tục và các vấn đề phát sinh khi thay đổi đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khi thay đổi đăng ký kinh doanh hiện nay thì có những vấn đề nào phát sinh cần phải chú ý để thực hiện cho hợp pháp, nhất là trong vấn đề thay đổi tên và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các vấn đề cần lưu ý khi thay đổi tên và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
Khi đăng ký thay đổi tên của doanh nghiệp:
– Khi thay đổi tên của doanh nghiệp thì cũng cần lưu ý đến những vấn đề khác liên quan như là thay đổi thông tin trên hóa đơn, thay đổi con dấu của doanh nghiệp, làm thủ tục thông báo đến cho ngân hàng, thông báo đến cho cơ quan quản lý thuế, thông báo đến các đối tác của doanh nghiệp mình. Ngoài ra thì cũng nên chú ý đến các giấy phép quan trọng, chứng minh đủ điều kiện kinh doanh như giấy phép kinh doanh, giấy phép lữ hành, văn bằng nhãn hiệu, …
– Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 mới nhất, có quy định về việc nếu như doanh nghiệp có nhu cầu được khắc dấu pháp nhân mới với tên mới của doanh nghiệp mình thì sẽ có quyền được lựa chọn về số lượng, hình thức của con dấu và có được quyền giữ lại được con dấu cũ của doanh nghiệp mình. Và con dấu của doanh nghiệp phải được thực hiện khắc theo quy định pháp luật, tức là phải được khắc với sự đồng nhất về cả mặt nội dung và hình thức.
– Sau khi đã khắc mới mẫu dấu thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố mẫu dấu. Sau đó chờ nhận được giấy xác nhận đã thực hiện công bố mẫu dấu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục ở tại ngân hàng hoặc ở tại các cơ quan, đơn vị khác thì cần phải xuất trình được Giấy công bố mẫu dấu (giấy này có giá trị thay thế cho giấy chứng nhận mẫu con dấu trước đây).
Khi đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chính là cá nhân với tư cách là đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định mới nhất của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có được một hoặc là nhiều người đại diện theo pháp luật.
– Các vấn đề lưu ý khi đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:
- Trong trường hợp mà người đại diện theo pháp luật cũ của doanh nghiệp đang bị treo mã số thuế thì doanh nghiệp sẽ không được thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mình.
- Các cá nhân đã từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bị tuyên bố phá sản trong thời hạn quy định từ một năm cho đến ba năm, kể từ ngày mà doanh nghiệp đã bị Tòa án tuyên bố phá sản thì sẽ không được làm người đại diện theo pháp luật mới cho công ty khác.
- Những người quản lý doanh nghiệp đang bị treo mã số thuế thì cũng sẽ không thể đăng ký làm người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp khác.
- Trong trường hợp mà việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty thì ở trong biên bản họp phải có ghi rõ được nội dung thay đổi trong Điều lệ của công ty mình.
- Trong trường hợp mà người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần phải lưu giữ lại được hợp đồng lao động và cả quyết định bổ nhiệm đối với người đại diện mới của doanh nghiệp.
- Đối với những doanh nghiệp mà có giấy phép con có liên quan đến người đại diện theo pháp luật cũ thì phải làm các thủ tục để thay đổi cho phù hợp với các thông tin của người đại diện theo pháp luật mới.
- Và khi thay đổi người đại diện theo pháp luật mới cũng cần lưu ý về việc thay đổi chữ ký số doanh nghiệp, đăng ký thông tin của chủ tài khoản ngân hàng và cả việc thông báo sự thay đổi đến cho đối tác và các cơ quan bảo hiểm.
- Khi thực hiện thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải có sự gắn liền với việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người đại diện mới, lưu ý về các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân của người thực hiện việc chuyển nhượng.
2. Quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh 2020 mới nhất có gì?
Bạn đọc đặt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư tư vấn giải đáp giúp cho tôi như sau: Tôi muốn thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình thì cần phải chú ý thực hiện các quy trình như thế nào và phải thay đổi như thế nào mới phù hợp theo các quy định của pháp luật? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các quy định pháp luật:
Quy trình thay đổi đăng ký kinh doanh 2020 sẽ phải được thực hiện và tuân thủ theo đúng các bước cụ thể sau:
– Bước 1: Thực hiện soạn thảo bộ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tương ứng với nội dung thay đổi cụ thể: tên doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp; thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp; thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thay đổi cơ cấu góp vốn, cơ cấu các thành viên của doanh nghiệp; thay đổi chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần; …
– Bước 2: Nộp hồ sơ với thành phần đầy đủ theo nội dung muốn thay đổi đăng ký kinh doanh đến cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể là Phòng đăng ký kinh doanh ở tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ở nơi mà doanh nghiệp đặt hoặc dự định đặt trụ sở chính.
– Bước 3: Nhận thông báo đến từ Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi đăng ký kinh doanh.
– Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện thông báo công khai đối với những thông tin đã được thay đổi ở trên Cổng thông tin quốc gia.
Khi thay đổi đăng ký kinh doanh không đúng theo quy định pháp luật:
– Sau khi doanh nghiệp đã xác định được việc thay đổi đăng ký kinh doanh thì phải tiến hành các thủ tục Thông báo đến cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định là 10 ngày sẽ được tính từ thời điểm mà có sự thay đổi. Nếu như quá thời hạn nêu trên thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 25 của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP:
- Thông báo quá hạn từ 1 cho đến 30 ngày thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng.
- Thông báo quá hạn từ 31 cho đến 90 ngày thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng.
- Thông báo quá hạn từ 91 ngày trở lên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng.
- Và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm trên là buộc doanh nghiệp phải công bố nội dung đã đăng ký doanh nghiệp ở trên Cổng thông tin quốc gia về việc thay đổi đăng ký kinh doanh.
Luật sư tư vấn:
Bạn đọc cần phải thực hiện đúng quy trình các bước đối với việc thay đổi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nên lưu ý là đối với mỗi việc thay đổi kinh doanh khác nhau thì sẽ có thành phần hồ sơ thực hiện khác nhau.
Và thủ tục quan trọng cần thực hiện đó chính là thông báo việc thay đổi đăng ký kinh doanh đến cho cơ quan có thẩm quyền. Mỗi một thông báo về việc thay đổi kinh doanh khác nhau cũng sẽ có thành phần hồ sơ thông báo khác nhau. Tuy nhiên cần lưu ý về thời hạn thông báo, nếu như quá hạn theo số ngày quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Những trường hợp nào không cần phải đăng ký kinh doanh 2020?
Bạn đọc đặt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một câu hỏi thắc mắc về vấn đề kinh doanh hiện nay cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn giúp cho tôi như sau: Tôi muốn được biết là liệu hiện nay thì có phải khi đã kinh doanh việc gì thì cũng phải thực hiện các hồ sơ và thủ tục để đăng ký kinh doanh ở cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền hay không? Có trường hợp nào mà kinh doanh không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh hay không? Và nếu như tôi muốn kinh doanh dưới loại hình hộ kinh doanh thì thủ tục thực hiện có phức tạp không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Các quy định pháp luật cụ thể:
Căn cứ theo Khoản 2 của Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP có quy định các trường hợp không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ở tại các cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
– Những hộ gia đình sản xuất nông lâm ngư nghiệp, làm muối.
– Những người bán hàng rong hoặc là bán quà vặt.
– Những người buôn chuyển tức là mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán lại cho người mua buôn hoặc là người bán lẻ.
– Những người kinh doanh lưu động (bán hàng có sự tích hợp ở trên phương tiện di chuyển như là các xe máy, xe đẩy, xe tải nhỏ, …).
– Những người mà làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh 2020 mới nhất tại cơ quan có thẩm quyền, được quy định cụ thể tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với cá nhân, nhóm cá nhân hoặc là hộ gia đình như sau:
– Những cá nhân, nhóm cá nhân, đại diện hộ gia đình thực hiện gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (cụ thể là Phòng Tài chính – Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi mà tiến hành đặt địa điểm kinh doanh ấy. Nội dung sẽ bao gồm có tên của hộ kinh doanh, địa chỉ của địa điểm kinh doanh, email, số điện thoại, những ngành nghề kinh doanh, số lao động, số vốn kinh doanh, …
– Khi gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh thì phải có kèm theo Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh chính là bản sao của chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân có tham gia vào hộ kinh doanh này hoặc là người đại diện của hộ gia đình; còn cần thêm cả bản sao có hợp lệ của biên bản họp của nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp mà hộ kinh doanh này sẽ được thành lập bởi một nhóm cá nhân/
– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cung cấp cho người đăng ký trong thời hạn quy định là 3 ngày làm việc nếu như hộ kinh doanh đã đáp ứng được điều kiện về ngành nghề kinh doanh không thuộc vào danh mục bị cấm, có tên đăng ký kinh doanh phù hợp theo quy định pháp luật, và thực hiện nộp đúng và đủ lệ phí theo quy định.
Luật sư giải đáp:
Tư vấn cụ thể cho bạn đọc là không phải trong trường hợp nào cũng phải thực hiện đăng ký kinh doanh ở tại cơ quan có thẩm quyền nếu như muốn hoạt động kinh doanh hiện nay. Theo quy định mới nhất 2020 thì các trường hợp phía trên sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh như những trường hợp khác.
Và nếu như bạn đọc có dự định thành lập hộ kinh doanh thì nên chú ý về các quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ở tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã) để có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Trên đây là các quy định của pháp luật về việc thay đổi đăng ký kinh doanh và việc đăng ký kinh doanh 2020 mới nhất hiện nay. Nếu như bạn đọc có còn gặp vướng mắc về các vấn đề này hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn.
Ngoài ra, nếu như bạn đọc gặp khó khăn trong quá trình đăng ký kinh doanh 2020 hoặc là thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình thì có thể liên hệ và chọn dịch vụ đăng ký kinh doanh mới nhất hiện nay của Luật Hùng Sơn với chất lượng và kết quả nhanh chóng, chính xác hàng đầu khu vực Hà Nội.
>>> Quy định mới nhất về thời gian thay đổi đăng ký kinh doanh