Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì? Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp có phức tạp không? Đây là vấn đề được không ít các doanh nghiệp và hộ kinh doanh quan tâm. Hôm nay, Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu đáp án cho các câu hỏi này. Mời tất cả mọi người cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Hiểu kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp hiểu đơn giản là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm. Hình dáng này sẽ được thể hiện bằng các hình khối, đường nét và màu sắc. Về phần sản phẩm, chính là các dụng cụ, đồ vật, thiết bị, phương tiện hoặc một số bộ phận dùng để lắp ráp thành một sản phẩm. Các sản phẩm này phải được sản xuất bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp. Đồng thời, chúng phải có kết cấu và chức năng cụ thể, được lưu thông độc lập.
Ví dụ về kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng bên ngoài của một chiếc xe máy hoặc bao bì của một sản phẩm nào đó. Đây chính là kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm.
Lý do đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng đối với sản phẩm, hàng hóa. Sau đây là một số lý do vì sao chúng ta phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
- Được độc quyền sở hữu và sử dụng kiểu dáng công nghiệp trong 15 năm. Điều này giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với nhiều đối thủ.
- Được pháp luật bảo vệ trong trường hợp có tranh chấp hoặc bị xâm hại quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký.
- Trong 15 năm độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu có thể chuyển nhượng hoặc cho phép bên thứ 3 sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Hoạt động này sẽ giúp chủ sở hữu thu được lợi ích kinh tế khá hiệu quả.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Một kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ khi nào? Câu hỏi này chính là mối quan tâm của không ít khách hàng. Sau đây là một số điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Đối với kiểu dáng công nghiệp
Để được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải đảm bảo đầy đủ một số yếu tố sau:
- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp mới cần có sự khác biệt so với các kiểu dáng đã được đăng ký và sử dụng trên thị trường.
- Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ sau phải có hình thức, màu sắc, đường nét,… sáng tạo, mới lạ hơn so với các kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký và sử dụng trước đó.
- Có khả năng áp dụng trong công nghiệp: Điều này có nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó có thể sử dụng làm mẫu và chế tạo ra hàng loạt sản phẩm tương tự bằng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải có tính mới và sáng tạo
Đối với đối tượng đi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đối tượng đi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Tác giả sáng tạo nên kiểu dáng công nghiệp bằng trí tuệ, công sức và chi phí của mình.
- Các tổ chức hoặc cá nhân có đầu tư kinh phí, phương tiện cho tác giả bằng hình thức thuê việc, giao việc.
- Nếu có nhiều tổ chức, cá nhân cùng xây dựng hoặc đầu tư cho một kiểu dáng công nghiệp thì tất cả các tổ chức, cá nhân này đều có quyền đăng ký. Đồng thời, quyền đăng ký này sẽ chỉ được thực hiện khi tất cả tổ chức, cá nhân cùng đồng ý.
Đối tượng không được bảo hộ trên danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Ngoài các đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thì các đối tượng nào không được bảo hộ? Sau đây là các đối tượng thuộc diện không được bảo hộ này:
- Hình dáng bên ngoài của các sản phẩm do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có.
- Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dụng công nghiệp hoặc dân dụng.
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không thể nhìn thấy khi sử dụng sản phẩm.
- Đối tượng có hại cho quốc phòng, trái với đạo đức xã hội.
Sản phẩm có hại cho xã hội sẽ không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tra cứu kiểu dáng công nghiệp trước khi đăng ký
Trước khi thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chúng ta cần tra cứu kiểu dáng công nghiệp. Vì sao cần thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp? Các bước để tra cứu hiệu quả là gì? Sau đây là đáp án mà chúng tôi mang đến cho bạn đọc. Mọi người đừng bỏ lỡ thông tin này nhé.
Tại sao phải tra cứu
Trên thực tế tra cứu kiểu dáng công nghiệp không phải là một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, thao tác này có ý nghĩa rất quan trọng trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Việc tra cứu mang đến cho chúng ta những lợi ích sau:
- Hỗ trợ đánh giá khả năng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp. Giúp tránh tình trạng trùng lặp với các kiểu dáng đã được bảo hộ.
- Tránh được các rủi ro trong quá trình đăng ký hoặc tốn thời gian, công sức vô ích.
- Tham khảo các ý tưởng từ các kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký, từ đó phát triển kiểu dáng cho sản phẩm của mình.
Hướng dẫn tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Để tra cứu kiểu dáng công nghiệp, mọi người thực hiện như sau:
- Truy cập vào website tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearchIND.php
- Truy vấn tìm kiếm kiểu dáng công nghiệp. Tại đây có các trường cho mọi người lựa chọn như: tên kiểu dáng công nghiệp, tên chủ văn bằng, phân loại Locarno, số đơn,…
Tùy theo nhu cầu mà mọi người sẽ chọn các trường tra cứu tương ứng. Kết quả trả về sẽ gồm các dữ liệu về kiểu dáng công nghiệp tương ứng với trường mà bạn đã chọn. Chúng sẽ bao gồm tổng số kết quả tìm được, bảng mô tả chi tiết cho từng kết quả.
Tra cứu thông tin trước khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp rất quan trọng
Tài liệu cần cung cấp đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trong thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cần những tài liệu gì? Nếu bạn cũng đang có dự định đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì hãy theo dõi ngay nội dung sau nhé.
Đối với tổ chức đăng ký
Đối với tổ chức đăng ký kiểu dáng công nghiệp, tài liệu cần thiết gồm có:
- 02 tờ khai theo mẫu
- 05 bộ ảnh chụp/ bản vẽ
- Các loại tài liệu có liên quan
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
- Giấy ủy quyền nếu đơn đăng ký được nộp thông qua một tổ chức dịch vụ đại diện
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký trong trường hợp được thụ hưởng từ người khác.
- Các giấy tờ cần thiết khác
Đối với cá nhân đăng ký
Tài liệu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với cá nhân gồm có:
- 02 tờ khai theo mẫu đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
- 01 Bản mô tả cụ thể kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả này gồm có các nội dung như: tên kiểu dáng, lĩnh vực sử dụng, kiểu dáng công nghiệp tương tự, ảnh chụp hoặc bản vẽ, mô tả chi tiết, yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- 04 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ của kiểu dáng công nghiệp.
- Chứng từ nộp phí và lệ phí.
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bạn đang quan tâm đến các bước đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp? Vậy thì hãy theo dõi ngay nội dung thú vị sau đây. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ:
B1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ làm thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm có:
- 02 Tờ khai theo mẫu dùng để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
- 01 Bản mô tả cụ thể kiểu dáng công nghiệp.
- 04 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ.
- Nếu nộp đơn thông qua đại diện, cần có giấy ủy quyền.
- Nếu thụ hưởng quyền bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của người khác, cần tài liệu chứng minh quyền đăng ký.
- Tài liệu chứng minh được hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
- Các chứng từ nộp phí, lệ phí.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp
B2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, người đăng ký sẽ nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ. Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ tại từng khu vực như sau:
- Hà Nội: Số 384-386, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- TP.HCM: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17 – 19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
B3: Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ
Tại Cục sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ được xử lý qua 3 giai đoạn như sau:
Thẩm định đơn
Đây là quá trình kiểm tra tính hợp lệ của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể đơn đăng ký sẽ được kiểm tra về hình thức, quyền nộp đơn, đối tượng loại trừ,… Từ kết quả kiểm tra, chúng ta sẽ có hai trường hợp: đơn hợp lệ hoặc không hợp lệ.
Đối với đơn hợp lệ: Cục sở hữu trí tuệ sẽ chấp nhận đơn.
Đối với đơn không hợp lệ: Cục sở hữu trí tuệ thông báo từ đối chấp nhận và nêu rõ các lý do. Người nộp đơn sẽ có thời hạn 2 tháng để đưa ra ý kiến hoặc sửa chữa lại đơn cho hợp lệ. Nếu người nộp đơn không sửa chữa, Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối chấp nhận đơn này.
Thời gian để Cục sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
Công bố đơn
Sau khi chấp nhận đơn hợp lệ, đơn này sẽ được công bố tại Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng. Nội dung công bố chính là các thông tin có liên quan đến đơn đăng lý hợp lệ, ảnh chụp hoặc là bản vẽ của kiểu dáng công nghiệp.
Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định nội dung đơn có nhiệm vụ đánh giá khả năng nhận được sự bảo hộ của đối tượng đang nêu trong đơn. Quá trình này được thực hiện dựa theo các điều kiện bảo hộ gồm:
- Có tính mới
- Có tính sáng tạo
- Có khả năng áp dụng công nghiệp
Nếu đối tượng được đăng ký đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, vậy kiểu dáng công nghiệp này sẽ nhận được sự bảo hộ tương ứng. Thời gian để thẩm định nội dung đơn là 07 tháng tính từ ngày nộp đơn.
B4: Ra quyết định cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng được yêu cầu bảo hộ không đáp ứng các yêu cầu, Cụ sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Còn nếu đối tượng này đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo hộ. Đồng thời người nộp đơn đã nộp đủ phí, lệ phí. Vậy Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp này. Ngoài ra, kiểu dáng công nghiệp được đăng ký cũng sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố rộng rãi tại Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp mất bao lâu?
Kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp trải qua các giai đoạn như sau:
- Thời gian dùng để thẩm định hình thức đơn: 01 tháng.
- Thời gian công bố đơn dăng ký: 02 tháng.
- Thời gian thẩm định nội dung: tối đa 07 tháng tính từ ngày công bố đơn.
Phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao nhiêu?
Khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm, mọi người sẽ phải nộp các khoản phí, lệ phí như sau:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí phân loại các kiểu dáng công nghiệp: 100.000VNĐ/ 01 phân loại
- Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/ đối tượng
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí công bố tính từ hình thứ 02 trở đi: 60.000VNĐ/ 01 hình
- Phí tra cứu thông tin trong quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/ 01 đối tượng
- Phí thẩm định cho đối tượng có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600.000VNĐ/ 01 đơn ưu tiên
Tìm hiểu các loại chi phí cho thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tại Việt Nam, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo quy định của chính phủ là 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó, một kiểu dáng công nghiệp sẽ được bảo hộ độc quyền tối đa trong vòng 15 năm. Sau thời gian này, kiểu dáng công nghiệp sẽ hết hạn độc quyền. Lúc này, những người khác có quyền sử dụng thông tin mà không cần chủ sở hữu đồng ý.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hùng Sơn
Hiện nay, nhu cầu đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của các cá nhân, doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao. Ngoài tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký thì sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Và Luật Hùng Sơn hiện đang là một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng lý bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được đông đảo khách hàng tin tưởng.
Đến với Luật Hùng Sơn, quý khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ với những lợi ích như:
- Được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ và tư vấn tận tình.
- Được hướng dẫn chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục cần thiết trong quá trình đăng ký.
- Luật Hùng Sơn nhận ủy quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp trọn gói cho khách hàng.
- Chi phí dịch vụ hợp lý, các dịch vụ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chi tiết về các thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin hữu ích. Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của Luật Hùng Sơn, xin mời liên hệ website: https://luathungson.vn/.
- Thành lập trung tâm tư vấn du học như thế nào? - 22/02/2023
- Tìm hiểu FTA gồm những nước nào? - 22/02/2023
- Điều kiện và thủ tục mở lớp dạy thêm ở nhà theo quy định - 22/02/2023