Thủ tục đăng ký bản quyền, cùng với các hoạt động nghiên cứu khoa học được nhà nước phát động, rất nhiều sản phẩm kỹ thuật dùng trong sản xuất kinh doanh với nhiều tính năng ưu việt ra đời. Vậy, chúng ta cần thủ tục đăng ký bản quyền dưới dạng nào? Hãy cùng Luật Hùng Sơn giải đáp cụ thể ở bài viết này nhé!
Thủ tục đăng ký bản quyền là gì?
Thủ tục đăng ký bản quyền được mọi người thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ hay cùng bản quyền tác giả để những chủ thể của sản phẩm có thể khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của mình với các sản phẩm do mình sáng tạo ra bằng việc nộp đơn đăng ký tại 2 cơ quan đăng ký nêu trên.
Thủ tục đăng ký bản quyền? Trên các phương tiện truyền thông, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua rất nhiều cụm từ như “bản quyền tác giả”, “sở hữu trí tuệ” và bây giờ có thêm cụm từ “ bản quyền sản phẩm”. Nói sơ qua, tất cả các cụm từ trên có hàm ý tương đối giống nhau, nhằm bảo vệ những quyền lợi hoặc chất xám mà các cá nhân hoặc 1 doanh nghiệp tạo ra những giá trị riêng của mình.
Thực ra, đây sẽ là những điều cần thiết mà các bạn phải làm. Vì trong môi trường cạnh tranh gay gắt, sống còn, khi các bạn không thể tự bảo vệ bản thân mình và quyền lợi của mình, sẽ rất khó để tồn tại.
Vì vậy, việc đăng ký bản quyền sản phẩm là rất quan trọng. Không phải vì trục lợi riêng rẽ, mà để cho mọi người đồng ý 1 sản phẩm được sáng tạo bởi đúng tác giả, chứ đó không phải là ý tưởng sao chép hoặc ăn cắp công sức của người khác bỏ ra mà có. Đây là 1 việc làm cần thiết, nhất là đối với các sản phẩm mang lại lợi ích cho cộng đồng cao, các sản phẩm mới có những công dụng đặc biệt, đặc biệt là những điểm nhấn mà tác giả tạo ra cần chú ý.
Tại sao phải làm thủ tục đăng ký bản quyền?
Để sản phẩm có thể phát triển một cách bền vững, tránh việc bị bên thứ ba sử dụng trái phép tên gọi và kiểu dáng của các sản phẩm, khách hàng nhất thiết phải tiến hành đầy đủ thủ tục cần thiết để đăng ký bản quyền sản phẩm của mình. Quá trình thủ tục đăng ký bản quyền sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Được độc quyền sử dụng tên gọi và kiểu dáng sản phẩm của mình.
- Được pháp luật bảo vệ trong trường hợp có hành vi xâm phạm bản quyền;
- Tạo được sự phân biệt đối với các sản phẩm khác và qua đó giúp cho quý khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm cùng loại
- Tiến hành biện pháp hành chính cần thiết để có thể xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các sản phẩm của mình bởi bên thứ ba.
- Được phép tiến hành các thủ tục chuyển nhượng, tặng cho….bên thứ ba
- Cho phép bên khác sử dụng bản quyền ề sản phẩm và thu phí sử dụng hàng năm.
- Phát triển sản phẩm lâu dài và tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Sản phẩm nào sẽ được đăng ký bản quyền?
Thủ tục đăng ký bản quyền là việc không mấy đơn giản đối với những người lần đầu tiên quan tâm hay không có hiểu biết kỹ càng về quy trình thủ tục đăng ký bản quyền. Vì vậy, việc xác định sản phẩm nào sẽ đăng ký bản quyền và được phân vào loại hình nào cũng là một việc tương đối phức tạp.
Để quý khách hàng tham khảo, chúng tôi sẽ phận loại hình thức thủ tục đăng ký bản quyền như sau:
- Logo thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay nhãn hiệu;
- Máy móc có thể được lựa chọn đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm, sáng chế;
- Bài hát, âm nhạc thuộc loại hình tác phẩm âm nhạc
- Phần mềm thuộc loại hình tác phẩm chương trình máy tính hay còn được gọi là đăng ký bản quyền phần mềm
- Sách, kịch bản, truyện, ý tưởng thuộc loại hình tác phẩm viết
- Bản vẽ, thiết kế thuộc loại hình tác phẩm kiến trúc
- Tượng thuộc loại hình là tác phẩm tạo hình
Việc xác định đúng đối tượng thủ tục đăng ký bản quyền sẽ được thể hiện dưới hình thức tác phẩm đó là gì. Nó cũng sẽ giúp quý khách hàng đăng ký được dễ dàng hơn. Từ đó tối đa được quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm với sản phẩm đăng ký.
Về cơ bản, một sản phẩm sẽ được thủ tục đăng ký bản quyền cho rất nhiều đối tượng của Sở hữu trí tuệ. Để quý khách hàng dễ hiểu, chúng tôi sẽ lấy ví dụ như sau:
Trên thị trường mọi người sẽ dễ dàng nhìn thấy ô tô được bày bán hay lưu thông trên đường phố. Chúng ta có thể tạm gọi là sản phẩm ô tô, lúc này ô tô sẽ được làm thủ tục đăng ký bản quyền như thế nào?
- Tên gọi Ô tô, chẳng hạn: Toyota Vios sẽ được đăng ký dưới hình thức là nhãn hiệu (thương hiệu) để giúp cho mọi người phân biệt với Mazda 3 cho cùng sản phẩm ô tô.
- Hình dáng (kiểu dáng) của xe sẽ được đăng ký dưới dạng kiểu dáng của sản phẩm để không bên thứ ba nào được phép sử dụng kiểu dáng sản phẩm
- Quy trình vận hành xe (máy móc, linh kiện) sẽ được tiến hành đăng ký dưới hình thức sáng chế.
Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?
Quy trình thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ được thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Phân biệt và xác định được đối tượng đăng ký bản quyền
Trước khi làm thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm, các chủ sở hữu cần phân loại và xác định hình thức đăng ký cho những sản phẩm đó như: hình dáng của các sản phẩm (kiểu dáng công nghiệp), tên của sản phẩm (bao gồm logo, thương hiệu, nhãn hiệu), công thức để tạo ra sản phẩm do chính tác giả đề xuất.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm
Sau khi xác định xong đối tượng đăng ký, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền sản phẩm. Bởi đối tượng đăng ký bản quyền sản phẩm rất nhiều nên cũng có sự khác nhau giữa thành phần hồ sơ cũng có sự khác nhau, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết thành phần hồ sơ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền sản phẩm lên cơ quan đăng ký
Mỗi hình thức thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm sẽ có các cơ quan thẩm định riêng, vì vậy, quý khách hàng cần xác định đúng đối tượng đăng ký và phải tương ứng với cơ quan mình sẽ nộp hồ sơ.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi đã nộp
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành thẩm định. Trong quá trình thẩm định có thể hồ sơ sẽ phải bổ sung các tài liệu hoặc khắc phục mọi thiếu xót. Vì vậy, chủ sở hữu cần lưu ý để có thể kịp thời bổ sung hồ sơ theo quy định của cơ quan đăng ký.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho sản phẩm
Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký về bản quyền tác giả cho chủ sở hữu đã nộp hồ sơ.
Dịch vụ thủ tục đăng ký bản quyền tại Luật Hùng Sơn
Thủ tục đăng ký bản quyền? Với vai trò là Tổ chức đại diện quyền tác giả cũng như quyền liên quan đã được cấp phép hoạt động bởi Cục Bản quyền tác giả. Trong những năm qua, Luật Hùng Sơn đã đại diện tư vấn và đăng ký hơn 5000 Bản quyền tác giả cho chủ sở hữu, tác giả ở Việt Nam. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả sẽ được chúng tôi triển khai từ khi bắt đầu tới khi hoàn thành công việc. Cụ thể như sau:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục cho quá trình đăng ký bản quyền sản phẩm;
- Hướng dẫn và phân loại các hình thức đăng ký cho chủ sở hữu hay tác giả để giúp cho việc đăng ký được đúng đối tượng;
- Tư vấn và hướng dẫn tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm chuyển bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cho quá trình đăng ký;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền dựa trên cơ sở thông tin khách hàng cung cấp;
- Chuyển hồ sơ qua email, trực tiếp hoặc chuyển qua đường bưu điện để khách hàng tham khảo và ký kết hồ sơ;
- Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả hoặc Cục Sở hữu trí tuệ (tùy thuộc vào đối tượng);
- Theo dõi hồ sơ đăng ký, trao đổi với các chuyên viên và thực hiện những yêu cầu của chuyên viên trong quá trình thụ lý hồ sơ (nếu như có)
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký, chuyển cho quý khách hàng tham khảo và lưu giữ;
- Tư vấn các vấn đề khác c óliên quan theo yêu cầu của khách hàng (nếu như có);
Làm gì khi sản phẩm bị xâm phạm bản quyền?
Nếu đã tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm với hình thức đó là:
- (i) Đăng ký nhãn hiệu (logo, thương hiệu)
- (ii) Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (kiểu dáng sản phẩm).
Như vậy, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Anh sẽ được độc quyền sử dụng các nhãn hiệu và kiểu dáng dùng cho vỏ hộp trong thời gian bảo hộ.
Thủ tục đăng ký bản quyền? Nếu Anh phát hiện có một bên khác sử dụng vỏ hộp đựng sản phẩm thực phẩm chức năng như vỏ hộp của Anh đó chính là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với kiểu dáng sản phẩm, để có thể xử lý trường hợp này Anh cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Anh cần thu thập bằng chứng dùng để chứng minh rằng bên kia đang sử dụng vỏ hộp giống nh ưbên Anh để kinh doanh (mua một sản phẩm và yêu cầu bên bán phải xuất hóa đơn cho sản phẩm bán)
- Bước 2: Anh nộp hồ sơ xin thẩm định hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ tới Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ để đánh giá hành vi xâm phạm quyền đối với mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm
- Bước 3: Anh gửi công văn đến bên vi phạm kèm theo kết luận của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ để yêu cầu bên vi phạm dừng việc sử dụng vỏ hộp giống như sản phẩm bên Anh, đồng thời yêu cầu các bên vi phạm thu hồi toàn bộ sản phẩm hiện đang lưu thông trên thị trường.
- Bước 4: Nếu bên vi phạm không chấm dứt các hành vi xâm phạm, Anh có thể đề nghị lên cơ quan chức năng để tiến hành xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các kiểu dáng sản phẩm vỏ hộp của bên Anh
Những thông tin cơ bản về thủ tục đăng ký bản quyền. Toàn bộ những sản phẩm được chứng nhận sẽ được pháp luật bảo vệ đồng thời chủ sở hữu sẽ có toàn quyền đối với sản phẩm đó. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Luật Hùng Sơn nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác về bản quyền sản phẩm nhé!
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất