Công ty mẹ, công ty con là mô hình kinh doanh phổ biến trên thị trường hiện nay. Nó được hình thành một cách khá tự nhiên, phản ánh được sự phát triển về mặt tổ chức của các đơn vị kinh doanh. Vậy công ty mẹ, công ty con là gì? Điều kiện trở thành công ty mẹ là gì? Quy định trách nhiệm của công ty mẹ với công ty con ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Công ty con là gì? Công ty mẹ là gì? Điều kiện trở thành công ty mẹ?
1.1. Công ty mẹ – Điều kiện trở thành công ty mẹ
Tại khoản 1 Điều 189 Luật doanh nghiệp có quy định công ty mẹ, công ty con và điều kiện trở thành công ty mẹ như sau:
– Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu đủ điều kiện:
+ Sở hữu trên 50% vốn điều lệ đối với công ty TNHH hoặc tổng số cổ phần trong công ty đó nếu là công ty cổ phần
+ Có quyền bổ nhiệm các chức danh trong công ty như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
+ Được quyền tham gia và quyết định sửa đổi hoặc bổ sung các điều lệ của công ty.
1.2. Công ty con là gì? Vì sao nên thành lập công ty con?
Như vậy bạn có thể hiểu công ty con là một công ty được 1 công ty khác đầu tư, góp vốn trên 50% tổng số vốn điều lệ. Như vậy một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con khác nhau. Nhưng một công ty con chỉ có một công ty mẹ.
– Một số lưu ý đối với công ty con:
+ Công ty con không được tham gia đầu tư, góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty mẹ
+ Các công ty con của cùng 1 công ty mẹ cũng không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo nhau
+ Trong trường hợp các công ty con có cùng 1 công ty mẹ là doanh nghiệp sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước thì theo quy định, sẽ không được cùng nhau tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
– Tại sao công ty mẹ nên thành lập công ty con?
Với 1 công ty đa ngành, đa nghề sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực. Thành lập công ty con sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề này. Mục đích để:
+ Các công ty con hoạt động độc lập trong mỗi lĩnh vực kết hợp với đầu tư tài chính, máy móc công nghệ tạo điều kiện công ty con phát triển theo chuyên môn trong 1 lĩnh vực nhất định
+ Nếu các công ty con cùng hoạt động trong 1 lĩnh vực thì sẽ tạo một sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty cũng như từng công ty con.
2. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Theo quy định tại điều 190 Luật doanh nghiệp, công ty mẹ có quyền và trách nhiệm với công ty như sau:
– Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ cần phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông theo đúng quy định
– Tất cả những loại hợp đồng, giao dịch và các mối quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con cần phải thiết lập, thực hiện độc lập dựa theo nguyên tắc bình đẳng
– Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại trong lợi nhuận trong trường hợp công ty mẹ đã can thiệp ngoài thẩm quyền, ép/ buộc công ty con phải thực hiện kinh doanh các hoạt động trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc kinh doanh không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con.
+ Quản lý của công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
+ Nếu công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo đúng quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại.
+ Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
Xem thêm >> Phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp
Như vậy sau khi đáp ứng điều kiện trở thành công ty mẹ thì công ty mẹ cần phải có trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ đối với sự phát triển của công ty con, Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp mọi người hiểu sâu hơn về công ty mẹ, công ty con.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023