logo

Công ty hợp danh là gì? Khái niệm, đặc điểm, lợi ích và hạn chế

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 15-03-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 1109 Lượt xem

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các lợi ích và hạn chế của việc thành lập công ty hợp danh. Để các bạn nắm rõ được công ty hợp danh là gì? Luật Hùng Sơn xin giới thiệu bài viết dưới đây:

Quảng cáo

1. Tổng quan về công ty hợp danh

1.1. Khái niệm công ty hợp danh là gì?

Căn cứ theo điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp, trong đó:

– Phải có ít nhất từ 02 thành viên trở lên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là các thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh thì công ty có thể có thêm các thành viên góp vốn;

– Thành viên hợp danh trong công ty phải là các cá nhân và cá nhân này phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Thành viên góp vốn trong công ty là tổ chức hoặc cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn họ đã cam kết góp vào công ty.

1.2. Công ty hợp danh tiếng anh là gì?

Công ty hợp danh tiếng Anh dịch là Partnerships.

Công ty hợp danh được định nghĩa bằng tiếng Anh như sau:

Pursuant to Article 177 of the Law on Enterprises 2020 stipulates that a partnership is one of the types of enterprise, in which:

– There must be at least 02 or more members who are joint owners of the company, jointly do business under a common name (hereinafter referred to as general partners). In addition to the general partners, the company may have additional capital-contributing members.

– General partners in the company must be individuals and must be responsible with all their assets for the obligations of the company;

– Capital contributors in the company are organizations or individuals and are only responsible for the company’s debts within the amount of capital they have committed to contribute to the company.

1.3. Công ty hợp danh khác gì với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 tv

Tiêu chí Công ty hợp danh Công ty Cổ phần Công ty TNHH 2 tv
Khái niệm Là công ty đối nhân trong đó bao gồm các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Mỗi loại thành viên sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau đối với công ty. Là công ty đối vốn bao gồm các cổ đông trong công ty Là công ty vừa đối vốn vừa đối nhân. Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn với số vốn mình đã góp.
 

Thành viên/cổ đông

Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, ngoài ra công ty hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn Số lượng cổ đông trong công ty tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa.

Cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và không vượt quá 50 có thể bao gồm cả tổ chức và cá nhân
Trách nhiệm của thành viên/cổ đông Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Trong phạm vi số vốn góp của các thành viên
Chuyển nhượng vốn – Thành viên hợp danh trong công ty không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các thành viên hợp danh khác đồng ý.

– Thành viên góp vốn trong công ty được chuyển vồn góp cho người khác.

– Trong 3 năm đầu kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập trong công ty, muốn chuyển cho người khác thì phải được các cổ đông sáng lập khác đồng ý

– Sau 3 năm đầu, các cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần không còn bất kì hạn chế nào.

Chuyển nhượng nội bộ trong công ty hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua
Huy động vốn Công ty không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để có thể huy động vốn. Được quyền phát hành các loại cổ phần để huy động vốn.

Các loại cổ phần bao gồm:

– Cổ phần phổ thông

– Cổ phần ưu đãi cổ tức

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết

– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Công ty không phát hành được cổ phiếu nhưng có thể được phát hành các loại chứng khoán khác
Cơ cấu tổ chức Công ty hợp danh bao gồm:

Hội đồng thành viên công ty bao gồm tất cả các thành viên của công ty.

Hội đồng thành viên công ty sẽ bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định nào khác.

Có hai mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông này là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát công ty.

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% tổng số thành viên trong Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và phải có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị công ty.

Công ty sẽ bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên sẽ phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị trong công ty.

Thông qua nghị quyết họp

Quyết định quan trọng phải được 1/2 thành viên hợp danh đồng ý, vấn đề khác là 1/2 Quyết định quan trọng của Đại hội đồng cổ đông cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

Nghị quyết của Hội đồng quản trị công ty được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

2. Đặc điểm công ty hợp danh

–  Về thành viên công ty hợp danh bao gồm:

Công ty hợp danh phải có tối thiểu từ 02 thành viên trở lên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có các thành viên góp vốn trong công ty.

Thành viên hợp danh sẽ không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.

Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện hoạt động kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.

–  Các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật

Các thành viên hợp danh công ty có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh của công ty trong thực hiện các công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về các hạn chế đó.

Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, các thành viên hợp danh sắp xếp, phân công nhau để đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát các hoạt động của công ty.

Khi một số thành viên hoặc tất cả các thành viên hợp danh công ty cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số.

Các hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ những trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.

–  Có tư cách pháp nhân

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các thành viên trong công ty hợp danh là các đồng chủ sở hữu trong công ty và có quyền, nghĩa vụ tương ứng với tư cách thành viên, phần vốn góp của mình.

–  Chịu trách nhiệm tài sản vô hạn

Thành viên hợp danh trong công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Thành viên góp vốn trong công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn của mình đã góp vào công ty.

Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

+ Tài sản góp vốn của các thành viên công ty đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

+ Tài sản đã được tạo lập mang tên công ty.

+ Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty.

+ Tài sản thu được từ các quá trình hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân mình thực hiện.

Quảng cáo

–  Khả năng huy động vốn hạn chế

Huy động vốn trong công ty hợp danh là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm với bản chất là một công ty đối nhân. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.

Thành viên hợp danh trong công ty chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác trong công ty đồng ý. Chính vì vậy, khi có nhu cầu về vốn, công ty hợp danh sẽ bị hạn chế khả năng này so với các loại hình công ty khác.

công ty hợp danh là gì

3. Ưu nhược điểm của công ty hợp danh

3.1. Ưu điểm

Một số ưu điểm của công ty hợp danh chúng ta có thể rút ra được sau đây:

Thứ nhất, đó là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.

Thứ hai, chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các khách hàng, các đối tác trong hoạt động kinh doanh và khả năng vay vốn hay dãn nợ từ ngân hàng dễ dàng thực hiện hơn.

Thứ ba, việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có sự uy tín cao, tuyệt đối tin tưởng nhau khi hợp tác.

Thứ tư, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì công ty hợp danh cũng có một số nhược điểm sau:

Thứ nhất, trong công ty không minh bạch về tài sản, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới rủi ro của các thành viên cao.

Thứ hai, tuy công ty có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do vậy, việc huy động vốn bổ sung cho công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới vào công ty.

Thứ ba, thành viên hợp danh trong công ty muốn rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.

Thứ tư, loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 nhưng trên thực tế hiện nay loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

4. Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty hợp danh

4.1. Hồ sơ

Để thành lập công ty hợp danh, các bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau đây:

– Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp (Mẫu I – 5 kèm theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP);

– Điều lệ công ty;

– Danh sách các thành viên công ty hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có thành viên)

– Bản sao chứng thực công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác) của các thành viên trong công ty;

– Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục nộp hồ sơ.

4.2. Các bước thành lập

Để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh, các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1.  Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính kinh doanh.

Bước 2. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố tiếp nhận hồ sơ. Gửi giấy biên nhận vào địa chỉ hòm thư điện tử cho người nộp hồ sơ được ủy quyền.

Bước 3. Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4. Thông tin doanh nghiệp sẽ được Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.

5. Dịch vụ thành lập công ty hợp danh tại Luật Hùng Sơn

Đến với Luật Hùng Sơn, các bạn sẽ nhận được:

  • Tư vấn những vấn đề liên quan trước và sau khi thành lập công ty hợp danh;
  • Tư vấn, soạn thảo đầy đủ hồ sơ thành lập công ty hợp danh theo đúng quy định của pháp luật;
  • Thay mặt khách hàng nộp, xử lý và nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục khắc dấu cho công ty;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Về chi phí

Dịch vụ thành lập công ty hợp danh mà chúng tôi cung cấp được áp dụng trên tất cả các tỉnh thành với khoản chi phí ban đầu rất ít. Vì vậy, nếu bạn muốn thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh, hãy liên hệ với 0964.509.555 ngay để được biết báo giá chi tiết.

Tại sao chọn Luật Hùng Sơn?

Với trên 10 năm kinh doanh trong các lĩnh vực doanh nghiệp, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ uy tín và hiệu quả nhất. Với đội ngũ nhân sự hùng hậu, có kiến thức chuyên sâu, luật sư dày dặn kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý chuyên sâu, soạn thảo và xử lý hồ sơ nhanh chóng, chuyên nghiệp, tận tâm cho khách hàng tạo cảm giác tin tưởng.

Bên cạnh đó, Luật Hùng Sơn còn được biết đến với chi phí dịch vụ hợp lý với chế độ hậu mãi để nâng cao chất lượng dịch vụ mà bất cứ khách hàng nào cũng có thể tin tưởng sử dụng. Qúy khách sau khi sử dụng xong dịch vụ có thể tham khảo các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sau khi thành lập từ chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Luật Hùng Sơn về vấn đề công ty hợp danh là gì. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần giải đáp hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn