Hiện nay, nhiều công ty vì lợi nhuận mà o ép sức khỏe người lao động quá mức có thể chấp nhận được, đặc biệt là vào các lễ, cuối năm, do nhu cầu cuả thị trường tăng cao dẫn đến doanh nghiệp tăng thêm số giờ làm việc của người lao động nhằm tăng lượng sản phẩm của doanh nghiệp để đưa ra thị trường đủ để đáp ứng người tiêu dùng. Tuy nhiên, công ty được phép cho người lao động làm thêm giờ tối đa bao nhiêu giờ là đúng pháp luật? Những trường hợp nào người lao động không được từ chối làm thêm giờ.
1. Làm thêm giờ là gì?
Hiện nay, Bô Luật lao động 2012 có quy định cụ thể như sau :
Trước tiên, làm thêm giờ được hiểu là ngoài thời gian làm việc bình thường thì khoảng thời gian làm việc khác thời gian này gọi là làm thêm giờ. Thời gian làm việc bình thường theo pháp luật quy định cụ thể là trong một ngày người lao động làm việc không được quá 8 tiếng và trong một tuần người lao động làm việc không được quá bốn mươi tám tiếng được quy định trong các văn bản của pháp luật có liên quan hoặc đã được thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động, hoặc thỏa ước lao động tập thể giữa công ty và người sử dụng lao động nhưng phải được sự chấp thuận của người lao động trước khi sắp xếp cho người lao động làm thêm giờ theo quy định pháp luật.
2. Số giờ tối đa được làm thêm giờ theo quy định pháp luật
Số giờ làm thêm trong ngày, trong tuần được quy định như sau:
Đầu tiên, công ty muốn sắp xếp cho người lao động tăng ca thì cần phải được sự đồng ý từ phía người lao động và công ty chỉ được phép cho người lao động làm thêm giờ nhưng trong một ngày không được làm thêm quá mười hai tiếng, tức là tổng số giờ làm việc tăng ca trong một ngày không được vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật lao động
Trường hợp công ty quy định thời gian làm việc tính theo tuần thì trong một ngày tổng số giờ làm việc bình thường cộng số giờ làm thêm cũng không được vượt quá 12 giờ;trong một tháng cũng không được vượt quá 30 giờ và trong một năm có tổng số không được vượt quá 200 giờ, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định tại Điều 107 BLLĐ thì được làm thêm giờ nhưng không được quá 300 giờ trong 01 năm;
Có thể bạn quan tâm >>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại đây!
3. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Một số trường hợp đặc biệt công ty được phép cho người lao động làm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong một năm, tuy nhiên không được vượt quá 300 giờ trong một năm vào bất kì ngày nào như ngày nghỉ lễ tết,… hay ngày làm việc bình thường, mặt khác người lao động không được phép từ chối làm thêm giờ nếu rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 107 Bộ Luật lao động 2012
- Trường hợp thứ nhất: Đối với đất nước đang tình trạng khẩn cấp về an ninh, quốc phòng thì để thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng người lao đông không được phép từ chối theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự và công an nhân dân.
- Trường hợp thứ hai: Đối với trường hợp phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa để lại thì người lao động không được từ chối làm thêm giờ nhằm thực hiện các công việc để bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Tuy nhiên, công ty vẫn phải đảm bảo số thời giờ làm thêm và các quyền lợi cho người lao động theo quy định của điểm c khoản 2 Điều 106 Bộ luật lao động 2012 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP như sau:
- Công ty phải tiến hành bố trí thời gian để người lao động nghỉ bù khoảng thời gian người lao động đã không được nghỉ trong một tháng sau mỗi đợt làm thêm giờ tối đa 07 ngày liên tục
- Trường hợp công ty không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian mà người lao động được nghỉ thì theo Bộ luật lao động 2012 tại Điều 97, công ty phải trả lương làm thêm giờ
Như vậy, công ty nên nắm rõ các quy định trên về số giờ tối đa được phép cho người lao động làm thêm giờ để đảm bảo đúng luật và sức khỏe người lao động, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được phép cho người lao động thêm thêm giờ vượt quá 200 giờ trong một năm.
- Thủ tục làm sổ đỏ mới nhất 2023: Cần giấy tờ gì? Chi phí bao nhiêu? - 11/09/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 10/09/2023
- Thủ tục đăng ký website với bộ công thương mới nhất - 10/09/2023