logo

Tìm hiểu công bố tác phẩm là gì?

Công bố tác phẩm là gì? Công bố tác phẩm được thực hiện ra sao và có ý nghĩa như thế nào? Các trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không cần phải xin phép? Đây là thắc mắc chung của nhiều người muốn công khai tác phẩm của mình ra thị trường. Để lý giải điều này, hãy cùng Luật Hùng Sơn khám phá bài viết dưới đây!

Quảng cáo

Công bố tác phẩm là gì?

Công bố tác phẩm được hiểu đơn giản là việc đưa tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học công khai để mọi người biết. Việc công bố thực hiện dưới các hình thúc xuất bản, biểu diễn, thuyết trình, trừng bày,… hay đăng ký tác phẩm ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Công bố tác phẩm là việc công khai trước công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau

Công bố tác phẩm là việc công khai trước công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau

Việc công bố tác phẩm cùng là một trong các nội dung quan trọng của quyền tác giả. Ở đây tác giải chính là chủ sở hữu của tác phẩm. Họ có toàn quyền công bố, phổ biến hay cho người khác thực hiện điều này với tác phẩm của mình. Sau khi công bố tác phẩm, tác giả còn có quyền chọn lựa hình thức và loại hình nghệ thuật phù hợp với tác phẩm đó.

Công bố tác phẩm được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 22 của Nghị định 100/2006/NĐ-CP về quyền tác giả và quyền liên quan ngày 21/9/2006 có quy định:

“Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc”.

Vì vậy, việc công bố tác phẩm được hiểu là quá trình phát hành bản sao tác phẩm tới công chúng. Với số lượng đầy đủ nhằm đáp ứng yêu cầu hợp lý của công chúng dựa vào bản chất của tác phẩm. Quá trình này thực hiện dựa trên dự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Những hành vi như trình diễn một tác phẩm sân khấu, âm nhạc hay trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng, trưng bày tác phẩm tạo hình, phát sóng một tác phẩm văn học, xây dựng tác phẩm kiến trúc sẽ không được coi là công bố tác phẩm.

Qua nội dung trên, chúng ta có thể khẳng định việc công bố tác phẩm hay không còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả.

Ý nghĩa của việc công bố tác phẩm

Việc xác định 1 tác phẩm đã được công bố hay chưa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng được thể hiện rõ qua 3 tiêu chí dưới đây:

  • Thứ nhất: Xác định 1 tác phẩm đã được công bố tức là xác định thời điểm công bố tác phẩm ấy. Thời điểm này đóng vai trò quan tọng trong việc làm căn cứ tính thời hạn bảo hộ cho tác phẩm.
  • Thứ hai: Xác định tác phẩm đã được công bố giúp xác định giới hạn lãnh thổ mà tác phẩm được bảo hộ cũng bởi phạm vi bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ.
  • Thứ ba: Xác định tác phẩm được được công bố giúp mọi người xác định quyền hạn tác giả và các quyền khác có liên quan. Giới hạn bảo hộ quyền tác giả và những quyền liên quan chính là những trường hợp sử dụng tác phẩm không xin phép, không trả tiền nhuận bút, thu lao được Điều 25 và 32 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định. Chỉ các tác phẩm đã được công bố mới áp dụng 2 điều luật này.

Việc công bố tác phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng

Việc công bố tác phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng

Quảng cáo

Những vấn đề này ngày càng quan trọng với các tác phẩm tính thời hạn bảo hộ không tuân theo nguyên tắc đời người. Cụ thể như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm di cảo và các tác phẩm không rõ tác giả hay tác phẩm khuyết danh, tác phẩm phát sóng.

Các trường hợp sử dụng các tác phẩm đã công bố không phải xin phép

Dưới đây là một vài trường hợp mà chúng ta được dùng tác phẩm đã được công bố không phải xin phép. Trong đó có 2 trường hợp là trả tiền và miễn phí.

Không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

  • Tự ý sao chép 1 bản để nghiên cứu khoa học, giảng dạy phục vụ mục đích cá nhân;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý của tác giả để bình luận hay minh họa trong tác phẩm của mình;
  • Trích dẫn tác phẩm và đảm bảo không làm sai ý tác giải nhằm mục đích viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ và chương trình phát thành, truyền hình, phim tài liệu;
  • Trích dẫn tác phẩm nhằm mục đích giảng dạy trong nhà trường và không làm sai ý tác giả, không phục vụ mục đích thương mại;
  • Sao chép tác phẩm để lưu giữ trong thư viện nhằm mục đích nghiên cứu;
  • Biển diễn tác phẩm trên sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong những buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động nhưng không thu tiền dưới bất cứ hình thức nào;
  • Ghi âm, ghi hình buổi biểu diễn trực tiếp để đưa tin thời sự hay giảng dạy;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, nhiếp ảnh, kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày ở nơi công cộng để giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
  • Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hay ngôn ngữ khác cho người khiến thị;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của những người khác để dùng riêng.

Việc sử dụng những tác phẩm này không được làm ảnh hưởng tới việc khai thác tác phẩm bình thường. Đồng thời, công việc này cũng không được gây phương hại tới các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Người sử dụng phải thông tin về tên tác giả, nguồn gốc và xuất xứ của tác phẩm. Tuyệt đối không áp dụng với các tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép

Những trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép

Không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao

Tổ chức phát sóng sử dụng những tác phẩm đã được công bố để thực hiện chương trình phát sóng dưới bất cứ hình thức nào không phải xin phép. Tuy nhiên người làm việc này phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Đồng thời việc sử dụng này cũng không được làm ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường của tác phẩm và không gây phương hại tới các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Người thục hiện cần thông tin về tên tác giả, nguồn gốc và xuất xứ của tác phẩm. Trường hợp này không áp dụng cho các tác phẩm điện tử.

Bài viết trên là những lý giải của Luật Hùng Sơn về công bố tác phẩm là gì? Ý nghĩa và các trường hợp sử dụng quyền công bố tác phẩm không phải xin phép. Nếu như còn bất cứ vướng mắc nào liên quan tới việc công bố tác phẩm nói riêng và luật pháp nói chung, hãy gọi ngay tới hotline 0964509555 để được giải đáp nhanh chóng nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn