Công bố hợp quy là thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên khái niệm công bố hợp quy là gì vẫn còn nhiều mơ hồ đối với nhiều người. Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công bố hợp quy và trình tự thực hiện qua bài viết sau đây.
Tổng quan về công bố hợp quy
Khái niệm công bố hợp quy là gì?
Công bố hợp quy chính là công việc các tổ chức, cá nhân tự thực hiện hoạt động công bố sản phẩm, hàng hóa, quy trình,… sao cho phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng, các tiêu chuẩn này đã được quy định cụ thể. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo sản phẩm hàng hóa đạt chuẩn yêu cầu về chất lượng, an toàn với môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng.
Thủ tục công bố hợp quy này không những nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng của doanh nghiệp mà còn đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Điều quan trọng nhất mà người tiêu dùng quan tâm nhất luôn là chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng các sản phẩm trên thị trường.
Công bố hợp quy khác gì với công bố chất lượng sản phẩm
Công bố chất lượng sản phẩm là thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện để các sản phẩm (trong nước hoặc nhập khẩu) có thể lưu hành trên thị trường.
Điểm khác biệt cơ bản giữa công bố hợp quy và công bố chất lượng sản phẩm là:
- Công bố chất lượng sản phẩm: Thực hiện đối với tất cả các sản phẩm lưu hành trên thị trường
- Công bố hợp quy: Áp dụng đối với các sản phẩm, quy trình có khả năng gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường.
Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện công bố hợp quy
Các sản phẩm của doanh nghiệp được công bố hợp quy sẽ đem lại những lợi ích:
- Doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
- Khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn tạo được lòng tin cho người tiêu dùng.
- Là cơ sở để doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát quá trình sản xuất và duy trỳ chất lượng sản phẩm đúng chuẩn
Đối tượng phải thực hiện công bố hợp quy
Đối tượng phải thực hiện công bố hợp quy là những hàng hóa, sản phẩm có trong danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Cụ thể là những sản phẩm có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, môi trường là những đối tượng phải thực hiện công bố hợp quy.
Để đánh giá sản phẩm có phù hợp quy chuẩn kỹ thuật không doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp:
- Sản phẩm có phù hợp với lĩnh vực tiêu chuẩn
- Các thông số kỹ thuật có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cần những gì?
Các tổ chức, cá nhân khi công bố hợp quy cần phải lập 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy, trong đó:
- 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan chuyên ngành hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành
- 01 bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân để thực hiện.
Thành phần hồ sơ được quy định theo những nội dung như sau:
Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba)
Hồ sơ công bố hợp quy sẽ bao gồm như sau:
- a) Bản công bố hợp quy (Mẫu số 2 CBHC/HQ theo quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
- b) Bản sao y từ bản chính các giấy tờ chứng minh về quá trình thực hiện việc sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập của tổ chức hoặc các Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
- c) Bản sao y từ bản chính giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp và kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất),
Hồ sơ công bố hợp quy sẽ bao gồm như sau:
- a) Bản công bố hợp quy (Mẫu số 2 CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);
- b) Bản sao y từ bản chính các giấy tờ chứng minh về quá trình thực hiện việc sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập của tổ chức hoặc các Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
- c) Trường hợp các tổ chức hoặc cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức có thẩm quyền chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thì hồ sơ công bố hợp quy phải có quy trình về sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
- d) Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức hoặc cá nhân phải có bản sao chứng thực từ bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
- đ) Bản sao y từ bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
- e) Báo cáo đánh giá hợp quy và kèm theo mẫu dấu hợp quy, các tài liệu có liên quan.
Lưu ý: Trong quá trình xem xét hồ sơ nếu có cần phải đối chiếu với bản gốc thì sẽ yêu cầu bổ sung bản công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu.
Thủ tục công bố hợp quy
Việc công bố hợp quy sẽ được thực hiện qua hai bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng cần công bố hợp quy
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Căn cứ vào điều 5 của thông tư 28/2012/TT-BKHCN có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp như sau:
Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Trường hợp có sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá với sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Kết quả của việc đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.
Căn cứ vào kết quả đánh giá sự phù hợp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận sản phẩm hợp quy và có quyền sử dụng dấu phù hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, các tài liệu liên qua đến hàng hóa, sản phẩm đã đạt yêu cầu hợp quy.
Công bố hợp quy cho sản phẩm ở đâu?
Việc công bố hợp chuẩn hợp hiện nay quy cho sản phẩm được tiến hành ở những cơ quan chuyên ngành trực thuộc các bộ đó là:
- Bộ Y Tế: Các sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực y tế (Thuốc, trang thiết bị y tế, ….)
- Bộ Công Thương: Các loại máy móc thiết bị công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ,…
- Bộ khoa học và công nghệ: Các dụng cụ nhà bếp (lò vi sóng, nồi cơm điện..), dụng cụ điện đun nước nóng, …
- Bộ thông tin và truyền thông: Thiết bị công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình
- Bộ giao thông vận tải: Các phương tiên đi lại (Xe máy, oto, xe đạp,….), dầu máy,…
- Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thuốc thú y,….
- Bộ Công An: Trang thiết bị kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, vật liệu nổ…
Tại sao nên lựa chọn dịch vụ công bố hợp quy của Luật Hùng Sơn
Để thực hiện công bố hợp quy thành công doanh nghiệp cần thực hiện qua nhiều công đoạn, thủ tục, các vấn để pháp lý phức tạp. Do vậy việc lựa chọn dịch vụ công bố hợp quy của Luật Hùng Sơn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Những lợi ích khi thực hiện công bố hợp quy tại đây:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý
- Hướng dẫn chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ đầy đủ và chính xác nhất
- Nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền cho doanh nghiệp
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình công bố hợp quy
- Nhận kết quả và trả kết quả tận nơi cho doanh nghiệp
Luật Hùng Sơn là đơn vị tư vấn hỗ trợ pháp lý tốt nhất sẽ luôn là một lựa chọn phù hợp tuyệt vời dành cho các bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp nhanh nhẹn chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giải đáp nhanh chóng đúng thời hạn cam kết với khách hàng.
Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ công bố hợp quy là gì và quy trình thủ tục công bố hợp quy cho doanh nghiệp. Nếu có vấn đề pháp lý gì cần hỗ trợ liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 6518 để được tư vấn tốt nhất.