Hôn nhân là mối quan hệ giữa người nam và người nữ sau khi kết hôn. Sau sự kiện kết hôn phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng. Là quyền cơ bản của công dân, kết hôn xuất phát từ yếu tố tự nguyện. Tuy vậy cũng cần tuân thủ một số những điều kiện mà pháp luật quy định. Điều kiện kết hôn thay đổi khác nhau giữa các thời kỳ, khác nhau giữa các nền văn hóa và được thể hiện trong các quy phạm pháp luật. Xoay quanh vấn đề điều kiện kết hôn, có nhiều trường hợp còn nhiều thắc mắc. Một trong số đó là câu hỏi: Giữa con nuôi và con đẻ có được kết hôn không? Thủ tục kết hôn giữa con nuôi và con đẻ có gì đặc biệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin.
1. Kết hôn là gì
Là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời của bất kỳ ai, kết hôn vừa mang ý nghĩa một sự kiện tinh thần vừa là một sự kiện pháp lý. Nói là sự kiện tinh thần bởi đây là cột mốc ghi nhận nam, nữ đã “trưởng thành” bởi việc có gia đình riêng của hai người sau một thời gian tìm hiểu, yêu nhau, là kết quả cho một tình yêu đẹp;
Đồng thời là sự kiện pháp lý bởi sự kiện tinh thần trên được Nhà nước công nhận và pháp luật ghi nhận. Thông qua các quy phạm pháp luật. Sau khi đăng ký kết hôn, bước vào thời kỳ hôn nhân đồng thời xác lập quan hệ vợ chồng với nhau.
Định nghĩa “Kết hôn” được ghi nhận trong Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Bên cạnh khái niệm “Kết hôn” , Luật cũng đưa ra khái niệm Kết hôn trái pháp luật:
“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.”
Theo đó, giữa nam và nữ không thể tự tuyên bố là mặc nhiên trở thành vợ chồng hợp pháp, mà cần thực hiện các thủ tục: “Đăng ký kết hôn” taị cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đồng thời đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không?” cần quan tâm đến các vấn đề sau: Có đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật không? Có thuộc các hành vi bị cấm hay không.
2. Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn không phải yếu tố bất biến. Nó thay đổi và khác nhau giữa các thời kỳ, nền văn hóa và các quốc gia. Tại Việt Nam, điều kiện kết hôn được quy định cụ thể như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Theo đó, để tiến tới hôn nhân và trước khi đăng ký kết hôn, cần quan tâm và chú ý đến các yếu tố chính sau:
– Độ tuổi;
– Ý chí tự nguyện;
– Năng lực hành vi dân sự;
– Các trường hợp cấm kết hôn, cụ thể:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Là một trong số các quy định mới, tiến bộ, so với trước đây nhà nước cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì đến nay, từ quy định “cấm” chuyển thành “không thừa nhận”.
3. Con nuôi và con đẻ có được kết hôn không?
Căn cứ vào các yếu tố nói trên, áp dụng vào trường hợp cụ thể: Con nuôi và con đẻ có thể kết hôn không. Cần xem xét và trả lời trên từng yếu tố như sau:
– Thứ nhất, Nam và nữ bao nhiêu tuổi? Nam đã đủ 20; Nữ đã đủ 18?
– Thứ hai, cả hai kết hôn có xuất phát từ tinh thần tự nguyện hay không?
– Thứ ba, cả hai đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự? Có ai trong hai người có mất năng lực hành vi dân sự không?
Thứ tư, có thuộc một trong số các trường hợp cấm kết hôn không?
Xét thấy quan hệ giữa Con nuôi và con đẻ không vi phạm vào bất cứ trường hợp nào quy định trong nhóm các trường hợp cấm kết hôn. Do đó, chỉ cần xem xét các điều kiện kết hôn chung theo quy định của pháp luật kể trên để xem xét hai người có đủ điều kiện kết hôn hay không.
Như vậy, Con nuôi và con đẻ có thể kết hôn với nhau nếu hai người đáp ứng được điều kiện kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn giữa con nuôi và con đẻ được thực hiện theo thủ tục kết hôn nói chung. Trên đây là bài viết giải đáp cho thắc mắc: “Con nuôi và con đẻ có được kết hôn”.
Nếu có bất cứ thắc mắc cần tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn, tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời!
>>> Hai người chung cụ có được kết hôn theo quy định không?
- Những số điện thoại không nên nghe mới nhất 2023 - 28/11/2023
- Bị người khác sử dụng hình ảnh để lừa đảo phải làm gì? - 14/11/2023
- Đăng ký mã vạch sản phẩm mới nhất năm 2023 - 05/11/2023