Có được phép mua sản phẩm bán ở trong nước rồi dán lại nhãn khác không?

Chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Chị của tôi kinh doanh hàng mỹ phẩm với quy mô nhỏ, nhưng chị tôi lại mua sản phẩm bán ở trong nước rồi dán lại nhãn khác của mình. Vậy cho tôi hỏi, việc chị tôi mua sản phẩm bán ở trong nước rồi dán lại nhãn khác bán ra bên ngoài như vậy có được phép hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

♦ Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi xin được phép giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề trên như sau.

1. Xác định quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm bán ở trong nước ấy.

– Đầu tiên, nhãn hiệu là một dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa với nhau, phân biệt các dịch vụ của tổ chức, cá nhân với nhau. Căn cứ theo Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”

– Và căn cứ phát sinh Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau: a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”.

Trong trường hợp của chị bạn thì phải xem xét xem sản phẩm trong nước mà chị bạn đã mua đã có đăng ký quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hay không và việc văn bằng bảo hộ cho sản phẩm đó có còn thời hạn hay không, nếu còn thời hạn bảo hộ thì nhà nước sẽ bảo hộ cái quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của sản phẩm mà chị bạn mua.

Vì vậy trong trường hợp này, nếu như một người đang nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của loại mỹ phẩm mà chị bạn đã mua lại cho phép chị bạn dán lại nhãn hiệu khác thì đương nhiên chị bạn được phép làm việc đó mà không bị vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu trường hợp chị bạn dán lại nhãn hiệu khác đối với loại mỹ phẩm mua trong nước mà không có sự đồng ý của người đang nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ấy hoặc người ấy hoàn toàn không biết về việc chị bạn dán nhãn hiệu khác lên sản phẩm ấy thì đương nhiên hành vi của chị bạn là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

 

dán lại nhãn khác

 

2. Xử phạt đối với hành vi mua sản phẩm trong nước rồi dán lại nhãn hiệu khác không có sự cho phép:

Hành vi của chị bạn khi dán lại nhãn hiệu lên sản phẩm đã mua trong nước mà không có sự đồng ý của người có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của sản phẩm mà chị bạn mua thì hành vi ấy đã vi phạm pháp luật.

Quảng cáo

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 130 về Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và căn cứ theo Điều 28 Nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

b) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trung hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này.”

Như vậy, trong trường hợp của chị bạn thì cần có sự đồng ý của người nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của sản phẩm mà chị bạn mua về, còn nếu không có sự đồng ý thì đương nhiên hành vi của chị bạn là vi phạm pháp luật. Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề có được mua sản phẩm bán ở trong nước rồi dán lại nhãn khác không. Nếu như có thắc mắc thêm về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ để chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn.

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn