Tìm hiểu cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược là gì? Điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược và những lợi ích và hạn chế khi có cổ đông chiến lược trong công ty cổ phần.

Quảng cáo

Cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, họ có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản với doanh nghiệp trong việc gắn bó lợi ích lâu dài và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về các lĩnh vực:

  • Chuyển giao công nghệ mới;
  • Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực;
  • Nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp;
  • Quản trị doanh nghiệp;
  • Cung ứng nguyên vật liệu;
  • Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Các quy định đối với cổ đông chiến lược trong công ty cổ phần

  • Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa tối đa sẽ là 03 nhà đầu tư.
  • Thời gian được cam kết nắm giữ cổ phần tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
  • Trường hợp đặc biệt cần phải thực hiện việc chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
  • Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược cần lưu ý không được:
    • Thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai, nếu thực hiện việc mua sau khi đấu giá.
    • Thấp hơn mức giá khởi điểm đã được phê duyệt, nếu thực hiện việc mua trước đấu giá.

Điều kiện để trở thành cổ đông chiến lược

Đối với cổ đông chiến lược nước ngoài

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2011/TT-NHNN để trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài thì cần phải đáp ứng được 5 điều kiện sau:

  • 1. Là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc các tổ chức tài chính nước ngoài, có tổng trị giá tài sản tối thiểu tương đương 20 (hai mươi) tỷ đô la Mỹ vào năm trước khi thực hiện việc đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;
  • 2. Có trên 05 (năm) năm kinh nghiệm trên thị trường hoạt động quốc tế;
  • 3. Được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập quốc tế (như Moody’s, Standard & Poor hay Fitch Rating …) xếp hạng ở mức độ có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và thực hiện hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế có sự biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;
  • 4. Không được là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn và cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam;
  • 5. Phải có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ hoạt động ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa trong các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và phải cam kết gắn bó lâu dài với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa.

Đối với cổ đông chiến lược trong nước

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2011/TT-NHNN để trở thành cổ đông chiến lược trong nước cần đảm bảo 9 tiêu chí sau:

  • 1. Doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và năng lực quản trị tốt;
  • 2. Phải có tổng tài sản tối thiểu 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng vào năm trước năm thực hiện việc đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;
  • 3. Có đủ nguồn vốn góp để thực hiện. Vốn chủ sở hữu sẽ trừ đi các khoản đầu tư dài hạn bằng vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo đã thực hiện đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;
  • 4. Có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là trên 15%, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có (ROA) là trên 1% của năm liền kề trước năm thực hiện việc đăng ký tham gia cổ đông chiến lược và có lợi nhuận ròng dương trong 03 năm liên tiếp trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;
  • 5. Doanh nghiệp không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng;
  • 6. Không phải là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn và cổ đông sáng lập tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào tại Việt Nam vào thời điểm thực hiện đăng ký tham gia cổ đông chiến lược;
  • 7. Phải có cam kết bằng văn bản về việc hỗ trợ ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa trong một hoặc một số các lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2011/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
  • 8. Phải thực hiện việc cam kết bằng văn bản không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời gian tối thiểu 05 năm kể từ ngày đăng ký mua cổ phần, trở thành cổ đông chiến lược và không được thực hiện các giao dịch nào với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa dẫn đến việc xung đột lợi ích và tạo ra sự độc quyền hoặc có sự cạnh tranh không lành mạnh với khách hàng, nhà đầu tư khác của Ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa và đối với các tổ chức tín dụng khác;
  • 9. Trường hợp cổ đông chiến lược trong nước là các tổ chức tín dụng, ngoài các điều kiện nêu trên thì phải đáp ứng các tiêu chí sau:
    • Phải đảm bảo duy trì các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
    • Có tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược là trên 10%;
    • Có tỷ lệ nợ xấu của năm liền kề trước năm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược là dưới 2%;
    • Tổ chức tín dụng không được tham gia mua cổ phần của ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa mà ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa là các cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó vào thời điểm đăng ký tham gia cổ đông chiến lược.

Lợi ích và hạn chế khi có cổ đông chiến lược trong công ty

Lợi ích

Các tiêu chí đối với cổ đông chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng là cụ thể chi tiết hơn nhằm qua đó có thể lựa chọn cũng như chọn lọc được các tổ chức có đầy đủ các yếu tố đáp ứng các điều kiện để giúp ngân hàng trong nước.

Quảng cáo
  • Nâng cao năng lực quản trị, điều hành hệ thống và quản lý rủi ro.
  • Ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình hoạt động.
  • Phát triển dịch vụ sản phẩm, dịch vụ ngân hàng…

Ở các lĩnh vực khác nhau, các cổ đông chiến lược là một từ mang tính kinh tế hơn là quy định mang tính pháp lý.

Để các cổ đông chiến lược có thể mang lại những lợi ích như mong muốn, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, điểm yếu, cũng như phát huy những điểm mạnh của mình và lựa chọn đối tác phù hợp.

Một cổ đông chiến lược hữu ích có thể trợ giúp trên nhiều mặt khác nhau như: nguồn tài chính, giúp cho ổn định nguồn nguyên vật liệu, hỗ trợ hệ thống mạng lưới phân phối, khách hàng… vì mục đích lợi nhuận của cả hai phía công ty và cổ đông hướng đến.

Hạn chế

Mặc dù vậy, không phải các cổ đông chiến lược luôn luôn đem lại triển vọng tươi sáng lợi ích cho doanh nghiệp. Một số rủi ro cũng như thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi xuất hiện cổ đông chiến lược:

  • Việc ra các quyết định sẽ không còn linh hoạt như trước đây.
  • Mất quyền kiểm soát doanh nghiệp, dự án, tạo ra những rủi ro về tài chính, rủi ro trong quá trình kinh doanh.
  • Trách nhiệm và quyền hạn có thể bị nhạt nhòa không rõ nét.
  • Mất khá nhiều thời gian và công sức để điều phối hoạt động và tham vấn các bên có liên quan.
  • Gặp nhiều thách thức hơn trong công tác truyền thông nội bộ doanh nghiệp với nhau.

Với những thông tin trên, hy vọng mọi thắc mắc về cổ đông chiến lược là gì? của bạn đã được giải đáp. Dựa vào đó để có thể lựa chọn được những đối tác phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

  • CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
  • VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: luathungson.vn
  • Email: info@luathungson.com
  • Hotline: 0964509555
Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn