logo

Đặc điểm, phân loại và hình thức áp dụng chế tài trong thương mại

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 15-06-2023 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 2704 Lượt xem

Các mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh và thương mại ngày nay đều được cam kết trong hợp đồng. Rủi ro trong quá trình kinh doanh dẫn đến nhiều công ty vi phạm hợp đồng. Vì vậy, chế tài trong thương mại ra đời nhằm giúp đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu về vấn đề này chi tiết hơn nữa nhé!

Quảng cáo

Chế tài thương mại là gì?

Chế tài trong thương mại là các hình thức cưỡng chế của Nhà nước đối với cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật thương mại. Chế tài sẽ xác định những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm hợp đồng.

Chế tài trong thương mại được hiểu như thế nào?
Chế tài trong thương mại được hiểu như thế nào?

Hành vi vi phạm pháp luật thương mại ở đây bao gồm không thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết, vi phạm về trật tự quản lý kinh tế. Hậu quả mà bên vi phạm phải chịu tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Thường bên bị áp dụng chế tài sẽ phải chịu các hình phạt dân sự hoặc hình sự.

Căn cứ áp dụng chế tài thương mại

Luật pháp của nước ta quy định về chế tài thương mại tại Chương VII Luật Thương mại.

Các căn cứ chung để áp dụng chế tài bao gồm:

  • Có các hành vi vi phạm.
  • Có thiệt hại về vật chất thực tế.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.
  • Có lỗi từ bên vi phạm.

Đặc điểm của chế tài thương mại

Chế tài trong thương mại thường có những đặc điểm sau:

  • Được thể hiện trong văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 292 đến Điều 316 Luật Thương mại)
  • Luôn mang tính cưỡng chế của Nhà nước đến đối tượng vi phạm pháp luật.
  • Quy định hình thức, trách nhiệm của một bên trong quan hệ hợp đồng thương mại với bên còn lại. Thể hiện trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm.
  • Thể hiện các tác động về tài sản đối với bên vi phạm. Bên vi phạm sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi về tài sản khi vi phạm hợp đồng.
Đặc điểm của chế tài thương mại
Đặc điểm của chế tài thương mại

Như vậy có thể thấy các chế tài thương mại được Nhà nước quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên khi thực hiện hợp đồng.

Các loại chế tài áp dụng trong thương mại

Tại Điều 292 Luật Thương mại có quy định các loại chế tài dưới đây:

Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng. Hoặc bên bị vi phạm áp dụng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.

Căn cứ để áp dụng chế tài này bao gồm có hành vi vi phạm và có lỗi của bên vi phạm. Khi áp dụng chế tài này, bên bị vi phạm có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nhưng không được áp dụng các chế tài trong thương mại khác. Nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian bên bị vi phạm quy định thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình.

Phạt vi phạm

Phạm vi phạm là khi bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định. Khoản tiền này sẽ được các bên quy định trong hợp đồng được giao kết. Tuy nhiên mức phạt hoặc tổng mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Hình thức phạt vi phạm hợp đồng
Hình thức phạt vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại

Là việc bên vi phạm bồi thường cho tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra với bên bị vi phạm. Chế tài này nhằm bù đắp những lợi ích vật chất bị mất mát của bên bị vi phạm.

Nếu hai bên trước đó không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường. Nếu có thỏa thuận thì bên bị vi phạm được áp dụng cả hai chế tài là bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.

Quảng cáo

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị những tổn thất thực tế phải chịu và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng ra được hưởng.

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Chế tài này có nghĩa là một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Cho dù bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chế tài sẽ được áp dụng khi có một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Khi tạm ngừng hợp đồng, bên ngừng thực hiện phải báo cho bên kia biết về việc này. Trường hợp không báo nhưng gây thiệt hại cho bên còn lại, bên tạm ngừng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đình chỉ thực hiện hợp đồng

Đình chỉ thực hiện là một chế tài trong thương mại mà một bên thực hiện chấm dứt hợp đồng. Chế tài được thực hiện khi một bên vi phạm điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Bên đình chỉ hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại về việc đình chỉ. Hợp đồng khi bị đình chỉ, các bên không cần thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Thương mại. Bên đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trước đó có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

Hủy bỏ hợp đồng

Là hình thức một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng làm cho hợp đồng không còn hiệu lực. Có thể hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc toàn bộ. Chế tài được thực hiện khi xảy ra hành vi vi phạm là điều kiện hủy bỏ hợp đồng.

Hình thức chế tài hủy hợp đồng
Hình thức chế tài hủy hợp đồng

Các biện phạm khác theo thỏa thuận

Ngoài các chế tài nêu trên, hai bên có thể thỏa thuận về các hình thức chế tài khác. Tuy nhiên các thỏa thuận này không được trái với Pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

04 trường hợp không áp dụng chế tài thương mại

Không áp dụng chế tài trong thương mại tức bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm. Các trường hợp đó bao gồm:

  • Trường hợp các bên đã thỏa thuận miễn trách nhiệm trong hợp đồng.
  • Sự kiện bất khả kháng xảy ra.
  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên còn lại.
  • Do thực hiện quyết định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền dẫn đến vi phạm. Trong đó, vào thời điểm giao kết hợp đồng hai bên đều không biết.

Như vậy, với một số trường hợp kể trên, các hành vi vi phạm được miễn nhiễm trách nhiệm, nghĩa vụ hợp đồng.

Để tránh bị áp dụng chế tài thương mại phải làm sao?

Bên vi phạm nếu không muốn áp dụng chế tài phải chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm xảy ra. Ngoài ra, nên thông báo bằng văn bản cho bên còn lại biết về trường hợp miễn trách nhiệm và các hậu quả có thể xảy ra.

Với trường hợp miễn trách nhiệm bị chấm dứt, bên vi phạm phải báo lại với bên bị vi phạm. Nếu không thông báo, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Lúc đó, bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài đối với bên vi phạm.

Trong quá trình thực hiện, các bên cố gắng không vi phạm hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của đôi bên.

Trên đây là các thông tin về chế tài trong thương mại mà bạn nên tham khảo. Để biết thêm nhiều kiến thức pháp luật hay cần tư vấn hãy gọi ngay đến hotline: 0964 509 555 của Luật Hùng Sơn nhé!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn