Một số doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam, do gặp phải một số vấn đề nguồn vốn và các vấn đề khác mà có mong muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, có một trường hợp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mong muốn được chuyển đổi doanh nghiệp. Luật Hùng Sơn sẽ hỗ trợ các thông tin pháp luật liên quan về các giấy tờ cần thiết khi chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để bạn đọc có thể nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này.
1. Các hình thức chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Không phải trong trường hợp nào muốn thực hiện chuyển đổi loại hình cũng có thể tự do theo mong muốn. Pháp luật chỉ quy định cụ thể những trường hợp được chuyển đổi như sau đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, căn cứ theo Nghị định 194/2013/NĐ-CP:
– Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài mà có từ hai chủ sở hữu trở lên thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
– Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân hoặc là tổ chức nước ngoài đầu tư vào chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và là công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần và ngược lại.
2. Hồ sơ thực hiện chuyển đổi
Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp đồng thời với việc đăng ký lại doanh nghiệp thì cần chuẩn bị những loại tài liệu sau:
– Có bản đề nghị đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ấy ký có kèm theo danh sách của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh hoặc là danh sách những cổ đông sáng lập nếu là công ty cổ phần của doanh nghiệp sau chuyển đổi.
– Có dự thảo về Điều lệ của doanh nghiệp đã được sửa đổi phù hợp theo các quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
– Có quyết định về việc đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp của chủ sở hữu hoặc là các chủ của doanh nghiệp hoặc là của Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần hoặc là Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh.
– Có quyết định đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp phải có được các nội dung chủ yếu và cơ bản: tên và địa chỉ của trụ sở chính doanh nghiệp trước và cả sau khi đã được chuyển đổi; thời hạn và điều kiện để chuyển tài sản, cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu của doanh nghiệp mà thành tài sản, cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu của doanh nghiệp chuyển đổi; thời hạn thực hiện việc chuyển đổi; phương án sử dụng lao động.
– Có bản sao hợp lệ của Giấy phép đầu tư và các Giấy phép đầu tư điều chỉnh hoặc là Giấy chứng nhận điều chỉnh giấy phép đầu tư (nếu có).
– Có báo cáo tài chính của hai năm liền kề ở tại thời điểm chuyển đổi.
– Các loại tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung cần điều chỉnh.
Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp đồng thời với việc có đăng ký lại mà có bổ sung thêm thành viên hoặc là bổ sung thêm cổ đông mới thì ngoài những tài liệu bắt buộc trên, cần phải có thêm những tài liệu sau:
– Nếu như thành viên mới là cá nhân thì cần phải có bản sao hợp lệ của giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực/thẻ căn cước công dân.
– Nếu như thành viên mới là pháp nhân thì cần phải có bản sao hợp lệ của Quyết định thành lập nên pháp nhân ấy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc là tài liệu khác có giá trị tương đương; nếu như là người đại diện theo ủy quyền thì phải có được Quyết định ủy quyền (trong đó bao gồm cả nội dung, thời hạn và cả phạm vi ủy quyền), Giấy chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực/thẻ căn cước công dân (bản sao hợp lệ).
– Nếu như thành viên mới là pháp nhân nước ngoài thì cần phải có bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Điều lệ và các giấy tờ có giá trị tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định trong thời hạn không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký chuyển đổi.
Số lượng hồ sơ cần thiết: 5 bộ, bắt buộc phải có ít nhất 1 bộ gốc. Nếu như hồ sơ có nội dung cần trình lên Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến hoặc là xin ý kiến từ các Bộ thì cần phải có 10 bộ hồ sơ, ít nhất 1 bộ gốc.
Trên đây là các quy định pháp luật về các tài liệu cần có trong hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi tiết và mới nhất. Nếu bạn đọc có thắc mắc thêm về loại giấy tờ nào, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và nhanh chóng.
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty – Doanh Nghiệp Theo Quy Định Năm 2023 - 05/11/2023
- Địa chỉ làm lý lịch tư pháp ở Hà Nội trong ngày - 18/10/2023
- Lý lịch tư pháp online theo đúng quy định hiện nay - 18/10/2023