Cách đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 28-10-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 393 Lượt xem

Bạn đang muốn thành lập công ty và đang trăn trở về Cách đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định. Tên doanh nghiệp cần được đặt như thế nào? Có lưu ý gì hay không? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu nhé.

Quảng cáo

Quy định về tên của Doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp

Trong tên của Doanh nghiệp cần phải có Loại hình doanh nghiệp, viết như là Công ty Trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn; viết là Công ty CP/ Công ty cổ phần đối với loại hình công ty cổ phần; được viết là Công ty HD/ Công ty hợp danh đối với công ty hợp danh; hoặc như  Doanh nghiệp tư nhân/ DNTN/ Doanh nghiệp tư nhân đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng

Tên riêng được cấu thành bởi các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không bắt buộc phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần chứa các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là có thể đăng ký được.

cách đặt tên doanh nghiệp

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

Khi đặt tên doanh nghiệp cần chú ý những điều cấm sau:

  • Tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước, trừ trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện xong giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp đó bị phá sản;
  • Sử dụng tên của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị – xã hội hoặc tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp… để làm toàn bộ tên hoặc một phần tên riêng của công ty/doanh nghiệp, chỉ được sử dụng khi có sự chấp thuận của những cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc mình.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài chính là tên được dịch nghĩa từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty/ doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc là dịch theo nghĩa tương ứng của tiếng nước ngoài.

Tên bằng tiếng nước ngoài được in hay viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc trên những giấy tờ giao dịch, các hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp ban hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên viết tắt của doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp hoặc viết tắt từ tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

Đối với đặt tên công ty trùng

Tên trùng là tên công ty bằng tiếng Việt của doanh nghiệp dự định đăng ký được viết giống hoàn toàn với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó. Điều này có nghĩa là tên công ty mình dự tính đặt sẽ giống hoàn toàn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó.

Đối với trường hợp đặt tên công ty gây nhầm lẫn

Những trường hợp được coi là tên công ty gây nhầm lẫn với tên công ty đã đăng ký như sau:

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp dự định đăng ký được đọc giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên viết tắt mà doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;

Quảng cáo

Tên bằng tiếng nước ngoài dự định đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên riêng của doanh nghiệp dự định đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi một số tự nhiên hoặc số thứ tự hoặc các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt và những chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

Tên riêng mà doanh nghiệp dự định đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi ký hiệu như sau: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

Tên riêng của doanh nghiệp dự định đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi các từ: “tân” ngay trước hoặc là “mới” ngay sau hay trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên riêng của doanh nghiệp dự định đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi các từ như: “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Đông”, “miền Tây” hoặc những từ có ý nghĩa tương đồng.

Những trường hợp quy định tại điểm d, đ, e và g của khoản 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 không áp dụng đối với các công ty con của công ty đã đăng ký. Tức là những công ty con của công ty đã đăng ký có thể được áp dụng theo quy định tại điểm d, đ, e và g.

Một số lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp

Khi đặt tên doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý:

Đặt tên công ty nên sử dụng tên đơn giản, dễ nhớ

Hầu hết khi đặt tên công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên doanh nghiệp mà khi khách hàng nhìn vào sẽ biết được về chức năng cũng như hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Điều này có thể dẫn đến tên doanh nghiệp khá dài khiến cho khách hàng, người tiêu dùng khó nhớ. Chính vì vậy, tên lựa chọn sao cho đơn giản để tạo được ấn tượng đến người tiêu dùng.

Đặt tên công ty cô đọng xúc tích và chứa ít âm tiết

Khi đặt tên công ty và khi đọc tên đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc tích sẽ rất dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như là Apple, Nokia….

Bên cạnh đó, tên công ty cũng nên gợi nhớ hình ảnh công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Sơn về nội dung Cách đặt tên doanh nghiệp theo đúng quy định. Hi vọng với những chia sẻ như trên thì bạn đã tìm được cho mình một tên doanh nghiệp ưng ý và đúng quy định. Trong trường hợp cần tư vấn thêm hoặc yêu cầu dịch vụ doanh nghiệp tại Luật Hùng Sơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 096 450 95 55 để được hỗ trợ nhé.

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn