Các trường hợp không được bật đèn pha? Mức xử phạt đối với hành vi này

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 07-10-2019 |
  • Tin tức , |
  • 2677 Lượt xem

Đất nước đang đi lên theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó với những tiến bộ của công nghệ hiện nay như hệ thống đèn chiếu sáng trên các phương tiện như xe máy, xe oto ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không bật đèn cốt hoặc đèn pha đúng cách, đúng lúc, đúng nơi sẽ dẫn đến các nguy hiểm đáng tiếc xảy ra cho người đi đường và cho chính bạn. Ngoài ra. Nó còn ảnh hưởng đến túi tiền của bạn nếu bị cảnh sát giao thông bắt gặp, như vậy không được bật đèn pha trong trường hợp nào là đúng luật và đảm bảo cho người đi đường. Cùng tham khảo qua bài viết của Luật Hùng Sơn để hiểu rõ hơn.

Quảng cáo

1. Đèn pha là gì?

Đèn pha là một thiết bị có trên xe cơ giới như xe gắn máy, xe oto,…  dùng để chiếu sáng. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, nó có khả năng chiếu sáng xa khoảng tầm 100m. Do đó, bật đèn pha sẽ gây khó chịu cho người đối diện vì bị lóa mắt dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra, vì vậy nên sử dụng đèn pha đối với đường có chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt

2. Các trường hợp không được bật đèn đèn pha (đèn chiếu xa)

Không nên sử dựng đèn pha trong các trường hợp dưới đây:

a) Không được bật đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư

Cụ thể, tại Khoản 12 Điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008  thì người tham gia giao thông không được phép sử dụng đèn chiếu xa, tức là đèn pha trong các khu đông dân cư và khu đô thị, theo pháp luật hiện nay thì các hành vi này bị cấm, chỉ trừ trường hợp các xe ưu tiên như xe cứu hỏa, cứu thương, xe cảnh sát,… đang thực hiện các nhiệm vụ để chữa cháy, cứu người,… thì được phép bật đèn pha trong khu đô thi và khu đông dân cư.

b) Không được dùng đèn pha tránh xe đi ngược chiều

 Hiện nay, theo Điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể như sau:

“ Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau thì không được dùng đèn chiếu xa”

Như vậy, nếu gặp xe khác đi ngược chiều so với mình thì người điều khiển xe cơ giới như xe máy, xe oto,… phải chuyển từ chế độ đèn chiếu xa, hay là đèn pha sang đèn cốt chiếu gần để tránh gây chói mắt, khó khăn trong việc quan sát của người điều khiển xe đi ngược chiều, để quan sát các vật phía trước một cách chính xác không gây ra hậu quả đáng tiếc xảy ra.

các trường hợp không được bật đèn pha

3. Mức xử phạt lỗi đối với hành vi bật đèn pha

a) Trong khu đông dân cư, khu đô thị:

Trường hợp 1: Phương tiện điều khiển là xe máy

Bởi vì nước ta, hiện nay phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy nên việc bắt gặp hình ảnh xe máy bật đèn pha khi lưu thông trong khu đông dân cư là chuyện thường xuyên thấy. Đối với trường hợp này, căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP tại điểm e của Khoản 2 Điều 6 quy định xử phạt như sau:

Quảng cáo

Người điều khiển phương tiện là xe gắn máy mà vi phạm trong trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền là từ 80 nghìn đến 100 nghìn đồng. Đối với trường hợp này thì không có hình thức xử phạt bổ sung cho người vi phạm.

Trường hợp 2: Phương tiện điều khiển là xe ô tô

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 của Điều 5 thì Đối với xe ô tô mà sử dụng đèn pha trong đô thị khu đông dân cư sẽ bị xử phạt tiền từ 600 nghìn đồng – 800 nghìn đồng.

 Ngoài ra, người điều khiển phương tiện là xe ô tô nếu vi phạm lỗi sử dụng đèn pha trong đô thị mà dẫn đến việc gây tai nạn giao thông thì còn có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP tại  điểm c Khoản 12 của Điều 5 

Xem thêm >>> Những lỗi vi phạm đèn xe ai cũng từng gặp phải ít nhất 1 lần

b) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều

Trường hợp 1: Phương tiện điều khiển là xe máy

Việc người sử dụng đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều là một vấn đề gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP tại điểm g Khoản 1của Điều 6 quy định về mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 60 nghìn đồng đến 80 nghìn đồng đối với hành vi sử dụng đèn pha để tránh xe đi ngược chiều

Ngoài ra, tại điểm c Khoản 12 của Điều 6 còn quy định thêm về vấn đề này như sau:  nếu do sử dụng đèn pha dẫn đến gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển xe máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng-  04 tháng.

Trường hợp 2: Phương tiện điều khiển là ô tô

Theo quy định tại điểm g Khoản 3 và điểm c Khoản 12 của Điều 5 thì người điều khiển ô tô nếu vi phạm lỗi sử dụng đèn pha khi tránh xe đi ngược chiều thì sẽ bị xử phạt ứng với mức tiền từ 600.000 đồng- 800.000 đồng. Ngoài ra nếu vì vi phạm về sử dụng đèn chiếu xa mà gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển xe oto còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng- 04 tháng.

Vì vậy, qua bài viết này để đảm bảo an toàn cho người đi đường và cho chính mình thì nên người tham gia giao thông nên thực hiện đúng theo quy định pháp luật về các trường hợp không được bật đèn pha 

Vui lòng đánh giá!
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn