Bạn đang chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp năm 2020? Bạn gặp khó khăn khi không biết cần có những giấy tờ gì? Bạn không biết thực hiện các bước thành lập công ty như thế nào? Bài viết sau đây luật Hùng Sơn sẽ giải đáp hết những thắc mắc trên của bạn.
Các bước thành lập công ty mới nhất gồm có:
Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ thông tin để soạn thảo hồ sơ
– Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Tại Việt Nam có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, công ty hợp pháp đã được sự công nhận của chính phủ. Bởi vậy, khi muốn đăng ký thành lập công ty các chủ sở hữu phải nắm được các đặc điểm nổi bật, cần thiết đối với mỗi loại hình, từ đó đưa ra được lựa chọn thích hợp với tình hình và mục tiêu phát triển của công ty. Việt Nam hiện nay có 4 loại hình doanh nghiệp khá phổ biến là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty/doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh.
– Chuẩn bị bản sao CMND (hộ chiếu) đã được công chứng: Bản sao đã công chứng của CMND trong thời gian chưa quá 3 tháng, CMND có thời hạn không quá 15 năm.
– Đặt tên phù hợp cho công ty, xác định vị trí đặt trụ sở công ty: tên của công ty hay doanh nghiệp không được trùng hoặc tương đương với những công ty đã đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu của quốc gia có thể gây nhầm lẫn trong quá trình kinh doanh, trừ những trường hợp đơn vị cũ đã giải thể hoặc đã bị tòa tuyên bố phá sản (theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật Doanh Nghiệp ).
Địa chỉ đặt trụ sở của công ty phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam và có thông tin xác định về số nhà, ngách, ngõ, phố, quận, xã, thành phố,…
– Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô và định hướng kinh doanh của công ty.
– Lựa chọn chức danh cho người đại diện pháp luật của công ty: có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc.
– Lựa chọn ngành nghề công ty định hướng kinh doanh.
Tiến Hành các thủ tục là bước 2 trong các bước thành lập công ty
1. Soạn thảo hồ sơ
Hồ sơ công ty cần chuẩn bị gồm có:
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Dự thảo về điều lệ của công ty;
– Danh sách thành viên góp vốn, sáng lập, cổ đông,…
– Các loại giấy tờ cá nhân có chức năng chứng thực thành viên và người đại diện theo pháp luật của công ty, có thể là hộ chiếu, chứng minh thư hay căn cước công dân.
– Giấy tờ cá nhân chứng thực người đại diện theo ủy quyền của công ty;
– Văn bản xác nhận số vốn pháp định của công ty;
– Bản sao chứng chỉ hành nghề có hiệu lực và chứng minh của người phụ trách chuyên môn đối với những ngành nghề yêu cầu.
2. Nộp hồ sơ công ty trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở công ty
Nếu trường hợp người được ủy quyền đi nộp giấy phải kèm theo giấy ủy quyền có hiệu lực.
Hiện nay bạn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn của sở kế hoạch đầu tư, cách thực hiện này sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sau thời gian 05 ngày tính từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
Bước 3. Làm Con Dấu Pháp Nhân
– Mang bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở khắc dấu hợp pháp để làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp, công ty.
– Dấu pháp nhân sau khi hoàn thành sẽ được chuyển đến cho cơ quan công an cấp tỉnh hay thành phố để kiểm tra, đăng ký và trả con dấu cho công ty sau đó.
– Để nhận lại con dấu, đại diện doanh nghiệp cầm theo giấy chứng nhận đăng ký bản gốc của công ty và kèm theo chứng minh nhân dân bản gốc.
Như vậy, qua những tư vấn về cách thức chuẩn bị và các bước thành lập công ty của luật Hùng Sơn chắc hẳn bạn đã xác định được những công việc cần thực hiện khi muốn mở một công ty hay doanh nghiệp tại Việt Nam. Hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn ngay khi có thắc mắc cần được giải đáp nhé.