Quy trình Thủ tục các bước góp vốn vào công ty cổ phần

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 14-06-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 886 Lượt xem

Vốn góp theo quy định của pháp luật được hiểu là việc đưa tài sản vào trong công ty. Đối tượng thực hiện điều này nhằm mục đích trở thành chủ sở hữu của công ty. Đây là hoạt động thường xuyên xuất hiện trong quá trình công ty cổ phần. Vậy cụ thể quy trình các bước góp vốn vào công ty cổ phần như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn lý giải qua việc trả lời câu hỏi dưới đây!

Quảng cáo

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi tôi muốn đóng góp cổ phần vào công ty cổ phần thì có phải làm thủ tục giấy tờ gì không? và khi là cổ đông rồi thì tôi có được nhận giấy tờ gì để chứng minh tôi đã là cổ đông chính thức, tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ vào Điều 34, 35 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về vấn đề góp vốn vào công ty như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật

Điều 35. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;

c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Góp vốn vào công ty cổ phần căn cứ vào Điều 34, 35 Luật Doanh nghiệp 2020

Góp vốn vào công ty cổ phần căn cứ vào Điều 34, 35 Luật Doanh nghiệp 2020

2. Luật sư tư vấn trả lời:

Theo như thông tin ở câu hỏi trên chúng ta có thể hiểu đơn giản là bạn muốn góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông. Để thực hiện điều này, các bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Góp thêm tài sản vào công ty để có thể trở thành cổ đông

Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hay các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản sử dụng để góp vốn có thể là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, giá trị quyền sử dụng đất, vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, các tài sản khác quy định trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo vốn cho công ty. Thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty với cơ quan nhà nước được tiến hành cụ thể như sau:

Đăng ký thay đổi vốn điều lệ của công ty tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH & ĐT với hồ sơ gồm:

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty;
  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) về việc thay đổi vốn điều lệ;
  • Giấy tờ xác nhận về việc góp vốn của thành viên mới;
  • Giấy tờ tùy thân của thành viên mới;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;

Thủ tục sang tên chủ sở hữu xe cho công ty

  • Giấy tờ thẩm định giá trị tài sản (với tài sản là nhà ở, đất đai, ô tô,…)
  • Bản hợp đồng góp vốn;
  • Biên bản họp đại hội đồng cổ đông đồng ý cho góp vốn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nhận quyền chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông của công ty

Quảng cáo

Để có thể trở thành cổ đông của công ty, các bạn có thể nhận chuyển nhượng lại cổ phần từ một thành viên là cổ đông trong công ty. Việc chuyển nhượng cổ phần và thay đổi cổ đông công ty sáng lập phải được thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Với hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần (theo mẫu);
  • Biên bản họp/quyết định của ĐHĐCĐ (nếu như việc thay đổi cổ đông sáng lập dẫn đến việc thay đổi điều lệ của công ty);
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
  • Danh sách các cổ đông trong công ty;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Mua cổ phần được chào bán

Các công ty cổ phần có thể chào bán cổ phần ra công chúng và cổ đông hiện hữu rộng rãi để huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, các cổ đông hiện hữu của công ty hoàn thoàn có thể chuyển nhượng cổ phần của mình.

Theo quy định Khoản 3, Điều 87 của Luật Doanh nghiệp năm 2005:

Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Bởi vậy, để trở thành cổ đông của công ty các bạn cũng có thể mua lại cổ phần được chào bán.

Khi các bạn thực hiện một trong những cách trên thì có thể trở thành cổ đông của công ty. Lúc này, tên của bạn sẽ có trong danh sách cổ đông trong công ty và được in trên giấy đăng ký kinh doanh của công ty hay sổ đăng ký cổ đông.

Các bước góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông

Các bước góp vốn vào công ty cổ phần để trở thành cổ đông

3. Dịch vụ thành lập công ty cổ phần của Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn là đơn vị tư vấn và thành lập doanh nghiệp uy tín trên thị trường hiện nay. Để hiểu được tâm tư và nguyện vọng của khách hàng, chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của họ. Toàn bộ những thắc mắc mà khách hàng gặp phải khi thành lập công ty đều được Luật Hùng Sơn giải đáp dưới góc độ pháp lý. Cụ thể khi thành lập công ty cổ phần, các bước góp vốn sẽ được chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện như sau:

  • Tư vấn hình thức góp vốn bằng tiền mặt hoặc bắt buộc phải chuyển khoản;
  • Tư vấn trường hợp nào phải chứng minh đã góp đủ vốn điều lệ công ty;
  • Tư vấn trường hợp góp không đủ vốn điều lệ thì phải xử lý như thế nào;
  • Tư vấn thủ tục tăng hay giảm vốn điều lệ công ty;
  • Tư vấn thủ tục rút vốn của thành viên/cổ đông ngay sau khi đã góp đủ vốn điều lệ;
  • Tư vấn trách nhiệm của thành viên, cổ đông tương ứng đối với mức góp vốn điều lệ công ty;
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan tới vốn công ty;

Bài viết trên dây là nội dung tư vấn về các bước góp vốn vào công ty cổ phần. Nếu như các bạn còn bất cứ vướng mắc nào chữa rõ cần hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ luật sư tại Luật Hùng Sơn qua hotline 0964 509 555 hay website https://luathungson.vn/ để được giải đáp tận tình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn