Để hỗ trợ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, Luật Hùng Sơn sẽ cùng khách hàng lý giải câu hỏi dưới đây. Qua đó, các bạn sẽ biết cách giải quyết hồ sơ và những vấn đề có liên quan tới việc bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu.
Câu hỏi: Chào luật sư! Công ty tôi chuyên kinh doanh thiết bị điện tử. Hiện nay chúng tôi muốn mở rộng kinh doanh thêm xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài. Vậy công ty tôi có được kinh doanh ngành nghề này không và các thủ tục chúng tôi cần làm như thế nào. Xin cảm ơn luật sư!
1. Cơ sở pháp lý
Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu dựa theo các quy định rõ ràng của pháp luật. Vì vậy, để lý giải thắc mắc trên, các bạn cần căn cứ vào cơ sở pháp lý mà nhà nước đưa ra dưới đây!
Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp
1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan.
Bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật
Theo quy định trong Nghị định 78/2015/NĐ – CP về việc ghi ngành nghề kinh doanh:
Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh.
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
6. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
7. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này; trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
8. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
9. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh:
Điều 49. Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh
1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;
c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần đáp ứng
2. Luật sư tư vấn trả lời
Dựa vào Điều 7 của Luật doanh nghiệp 2014 nêu trên, doanh nghiệp được kinh doanh toàn bộ ngành nghề mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần phải đáp ứng đủ điều kiện do pháp luật quy định tại Khoản 5 của Điều này.
Căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ – CP, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là bắt buộc. Họ phải nêu rõ các ngành nghề mà mình đang và sắp hoạt động. Nếu như có bất cứ sự thay đổi nào đều phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Bởi vậy, khi kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp ra nước ngoài, trụ sợ chính của công ty bạn cần làm thủ tục thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.
Cùng với thủ tục bổ sung ngành nghề nêu trên là thông báo là quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên hợp lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Đối với công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Với công ty hợp danh là các thành viên hợp danh. Với công ty TNHH 1 thành viên là quyết định của chủ sở hữu về việc bổ sung và thay đổi ngành nghề kinh doanh. Các quyết định, biên bẩn họp cần phải ghi rõ nội dung được thay đổi ở trong Điều lệ công ty.
Sau khi nhận được thông báo, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận. Đồng thời tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung hoặc thay đổi thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Nếu hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh không đủ tính hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi và bổ sung ngành nghề kinh doanh cho phòng đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày từ khi có thay đổi. Nếu có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Vì vậy, các bạn cần hết sức chú ý trong trường hợp có thay đổi về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp của mình.
3. Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu của Luật Hùng Sơn
Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Bạn không có thời gian làm thủ tục và muốn ủy quyền cho một đơn vị chuyên nghiệp nào đó để hoàn tất việc này. Luật Hùng Sơn là sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bạn.
Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu uy tín tại Luật Hùng Sơn
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn luật pháp. Cùng với đội ngũ chuyên viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề, chúng tôi cam kết đem lại sự hài lòng cho mọi khách hàng. Mỗi chuyên viên đều sở hữu chuyên môn phát chế doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài, lao động, dân sự, đất đai,… cao giúp khách hàng thỏa mãn mọi thắc mắc nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Hy vọng với sự tư vấn này, các bạn sẽ lựa chọn được phương án phù hợp nhất để giải đáp những khó khăn của mình. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật Hùng Sơn: 0964509555 để được tận tình giải đáp nhé!