Bảo hộ thương hiệu là gì? Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu là gì và vì sao phải bảo hộ thương hiệu? Ngày nay, bảo hộ thương hiệu đem lại vô vàn lợi ích thiết thực cho các nhà kinh doanh. Chính vì thế, bảo hộ thương hiệu là một trong những thủ tục thường xuyên diễn ra hiện nay, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu chính xác thủ tục “Bảo hộ thương hiệu là gì và quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu diễn ra như thế nào?”.

Quảng cáo

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp về thủ tục “Bảo hộ thương hiệu”, phân biệt hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu và những lợi ích mà bảo hộ thương hiệu mang lại.

Thương hiệu là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về “thương hiệu”. Mặc dù đây là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Thương hiệu theo nghĩa rộng, không chỉ gồm tên thương hiệu mà còn là sự tưởng tượng và cái nhìn vô hình mà người tiêu dùng gắn lên hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.

Người sáng lập tập đoàn Amazon đình đám – Jeff Bezos từng đưa ra một định nghĩa về Thương hiệu như sau: “Thương hiệu của bạn chính là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”

Hiểu theo ý nghĩa pháp lý, mặc dù không tồn tại khái niệm “thương hiệu” xong có thể tìm thấy một định nghĩa tương đồng, gần nhất với thương hiệu, chính là “nhãn hiệu” trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu, trước hết là một dấu hiệu có thể ở dạng chữ cái, chữ số, hình, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố nói trên và có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nhãn hiệu mang theo chức năng để phân biệt giữa hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cá nhân, tổ chức với nhau.

Theo đó, thương hiệu nếu phải định nghĩa bằng một thuật ngữ rõ ràng, định lượng thì thương hiệu cũng chính là nhãn hiệu. Mục đích sinh ra nhãn hiệu nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn để mua đúng hàng hóa, dịch của cơ sở sản xuất, kinh doanh mà họ muốn.

Thay cho sự tưởng tượng vô hình, thì nhãn hiệu chính là những dấu hiệu nhìn thấy được giúp người dùng nhận biết, đánh giá và lựa chọn.

Trong quá trình kinh doanh, hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn quảng bá, marketing sản phẩm/dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng. Khi đó, những hoạt động quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp chính là một trong những bước góp phần xây dựng “hình ảnh vô hình”, “cá tính”, “giá trị” cho nhãn hiệu. Mà tổng thể những yếu tố trên có thể coi là thương hiệu doanh nghiệp. Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì tỷ lệ thuận với số người biết đến và tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ càng lớn. Do đó, để bảo vệ thương hiệu của mình trước hết cần bảo hộ Nhãn hiệu- thứ có thể định lượng và xác định rõ ràng nhất trong những yếu tố xây dựng nên thương hiệu.

bảo hộ thương hiệu là gì

Thương hiệu trong tiếng anh là gì?           

  • Thương hiệu trong tiếng Anh là “Brand”.
  • Nhãn hiệu- thuật ngữ pháp lý trong tiếng Anh là “Trademark”.

Vậy, phân biệt Thương hiệu (Brand) với Nhãn hiệu (Trademark) như thế nào?

Brand- Thương hiệu như đã phân tích ở trên là một khái niệm hiểu theo nghĩa rộng bao hàm các hoạt động marketing, quảng cáo và hình thành cho người tiêu dùng sự tưởng tượng, đánh giá nhất định về thương hiệu.

Trademark- Nhãn hiệu là thuật ngữ pháp lý định lượng và có quy định rõ ràng.

Cả hai thuật ngữ “Brand” và “Trademark” đều mang hàm ý nhãn hiệu. Tuy nhiên, một Thương hiệu- “Brand” có thể được bảo hộ thông qua quá trình đăng ký. Sau khi được bảo hộ, nó trở thành “Trademark”. Như vậy “Trademark” là một nhãn hiệu và cũng là một thương hiệu- Brand đã được bảo hộ thông qua Luật sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ thương hiệu là gì?

Bảo hộ thương hiệu- hành động nhằm bảo hộ thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm hoặc để ngăn ngừa hành vi xâm phạm của bên thứ ba. Nhắc đến cơ chế bảo hộ thương hiệu là nhắc tới thủ tục nhằm xác lập quyền đối với thương hiệu.

Tại Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu- đăng ký nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Để tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu, trước hết người nộp đơn cần chuẩn bị: Thứ nhất là mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký; Thứ hai là phạm vi đăng ký; Thứ ba là chi phí đăng ký.

Tại sao phải bảo hộ thương hiệu

Bảo hộ tài sản trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu nói riêng đem lại những lợi ích to lớn sau cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật đối với việc sử dụng tên thương hiệu, nhãn hiệu đó. Khi đã trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu được hưởng các quyền độc quyền thương hiệu. Trước những hành vi cố ý xâm phạm thương hiệu/nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể áp dụng những biện pháp mạnh để xử lý với các hành vi xâm phạm và yêu cầu chủ thể xâm phạm bồi thường nếu phát sinh thiệt hại;

Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Không chỉ là công cụ xử lý vi phạm cho tài sản thương hiệu của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ còn giúp làm công việc phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Mà “phòng ngừa các hành vi vi phạm” thì bao giờ cũng dễ dàng hơn “chống lại hành vi vi phạm”.

Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhãn hiệu đã được bảo hộ cũng là một tài sản có giá trị mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong công việc kinh doanh và cũng có thể chuyển nhượng khi không còn nhu cầu sử dụng. Thương hiệu càng lâu đời hoặc tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng thì định giá thương hiệu càng lớn. Nếu được xây dựng kỹ lưỡng và bài bản về mặt hình ảnh, quảng cáo, tiếp thị thì thương hiệu sẽ đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, bằng cách này hay cách khác;

Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm thân thuộc hoặc sản phẩm đem lại cảm giác thân thiện, tích cực và đầy đủ thông tin. Dĩ nhiên giữa một sản phẩm có nhãn hiệu và một sản phẩm không có nhãn hiệu, người tiêu dùng thông minh sẽ chọn sản phẩm mang nhãn hiệu. Không phải thương hiệu nào được đăng ký độc quyền cũng thành công trong chiến lược kinh doanh nhưng không một thương hiệu nào thành công vang dội mà lại lơ là việc đăng ký nhãn hiệu cả.

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc nhưng những ưu thế từ việc sở hữu một thương hiệu độc quyền giúp cho doanh nghiệp vừa quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp, và giúp chiếm nhiều lợi thế trên thị trường. Có thể nói, bảo hộ thương hiệu vừa đảm bảo được các quyền tài sản và cũng làm gia tăng giá trị cho khối tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu trải qua những giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Người nộp đơn nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

Người nộp đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc nộp đơn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công;

Quảng cáo

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ về mặt hình thức của đơn  (01 tháng);

Giai đoạn 3: Công bố đơn:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (02 tháng);

Giai đoạn 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (09 tháng)

Tuy nhiên, trong thực tế với số lượng đơn rất lớn được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ mỗi ngày, quy trình Đăng ký nhãn hiệu có thể bị kéo dài với tổng thời gian lên đến 24-28 tháng cho mỗi đơn. Quy trình cụ thể khi đó diễn ra như sau:

Giai đoạn 1: Người nộp đơn nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT;

Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ về mặt hình thức của đơn (01 -02 tháng);

Giai đoạn 3: Công bố đơn:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (02 – 04 tháng);

Giai đoạn 4:  Thẩm định nội dung đơn đăng ký:

Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (19 – 22 tháng).

Hồ sơ chuẩn bị để thực hiện bảo hộ thương hiệu

Để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau:

Nếu tự mình nộp đơn, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • 07 mẫu nhãn hiệu giống nhau;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nếu nộp đơn thông qua Luật Hùng Sơn – Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp, hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu do Luật Hùng Sơn soạn thảo gồm:

  • 02 Tờ khai Đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;
  • 07 mẫu nhãn hiệu (khách hàng cung cấp);
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • 01 Giấy uỷ quyền cho Luật Hùng Sơn.

Sau khi chuẩn bị đủ bộ hồ sơ trên, lựa chọn nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ qua một trong các hình thức: Nộp đơn trực tiếp/ Nộp đơn qua đường bưu điện/ Nộp đơn trực tuyến và nộp bản gốc đến Cục SHTT sau đó.

Phạm vi bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu hay nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi đăng ký. Bao gồm phạm vi lãnh thổ quốc gia đăng ký và Phạm vi hàng hóa/dịch vụ đăng ký bảo hộ.

Phạm vi quốc gia: Thương hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia nào thì nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó;

Phạm vi hàng hoá/dịch vụ: Thương hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong lĩnh vực ngành nghề nào thì nhãn hiệu được bảo hộ cho lĩnh vực ngành nghề đó.

Ví dụ: Nhãn hiệu: “Shoptida” đã đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam, nhóm bảo hộ: 25.

Phạm vi quốc gia bảo hộ: Việt Nam;

Phạm vi hàng hoá bảo hộ trong Nhóm 25 (Chi tiết theo danh mục hàng hoá đăng ký).

Mỗi nhãn hiệu có một phạm vi bảo hộ khác nhau mang tính riêng biệt. Tuỳ thuộc vào nhu cầu bảo hộ, phạm vi ngành nghề muốn bảo hộ mà chủ thể sẽ lựa chọn phạm vi đăng ký cho phù hợp.

Chẳng hạn, nhãn hiệu mới được định hình xây dựng ban đầu ở thị trường Việt Nam, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm “mỹ phẩm, chế phẩm trang điểm”, tiến tới mở rộng lĩnh vực thẩm mỹ viện. Bước đầu cần tiến hành tìm hiểu, tra cứu thông tin và đăng ký nhãn hiệu đó tại Việt Nam cho phạm vi Nhóm 03 (Mỹ phẩm); Nhóm 44 (Dịch vụ làm đẹp). Trong tương lai nếu có dự định bảo hộ nhãn hiệu trên ở nhiều quốc gia khác hoặc mở rộng phạm vi lĩnh vực nhóm thì chủ đơn có thể xem xét việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đó và đăng ký nhãn hiệu với các lĩnh vực mới.

Dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Luật Hùng Sơn

Luật Hùng Sơn là một trong những Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận. Với thâm niên lâu lăm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu độc quyền đến khách hàng với những cam kết:

  • Tư vấn chính xác, ngắn gọn, nhanh chóng;
  • Miễn phí tư vấn, tra cứu sơ bộ thương hiệu, logo thương hiệu;
  • Tư vấn giải pháp đăng ký tối ưu, phù hợp và đảm bảo nhu cầu khách hàng;
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, tư vấn chuyên nghiệp;
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng và tối ưu lợi ích cho khách hàng;
  • Chế độ tư vấn sau đăng ký sâu sát, nhiệt tình;
  • Thông tin cập nhật đầy đủ theo từng giai đoạn của quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Hỗ trợ các dịch vụ kèm theo sau khi đăng ký;
  • Tổng đài tư vấn, hỗ trợ 24/7.

Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề Bảo hộ thương hiệu và quy trình bảo hộ thương hiệu. Qua đó, giải đáp được các nội dung: Bảo hộ thương hiệu là gì? Bảo hộ thương hiệu tại đâu? Thủ tục bảo hộ thương hiệu diễn ra như thế nào và Những lợi ích cho doanh nghiệp khi tiến hành bảo hộ thương hiệu.

Bảo hộ thương hiệu dần trở thành một thủ tục phổ biến mà doanh nghiệp nào cũng sẽ thực hiện để đạt được những ưu thế trên thị trường. Nếu bạn đọc cần tư vấn chi tiết và giải đáp các thắc mắc về chủ đề này, vui lòng để lại thông tin và bình luận bên dưới. Trường hợp cần tư vấn chuyên sâu, vui lòng gọi điện đến Tổng đài tư vấn của Luật Hùng Sơn: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn