Bảo đảm dự thầu là gì? Quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 16-11-2021 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 510 Lượt xem

Về bản chất, đảm bảo dự thầu là biện pháp đảm bảo trách nhiệm tham gia dự thầu của các bên bảo đảm (nhà đầu tư, nhà thầu) cho các bên nhận bảo đảm (bên mời thầu) trong quá trình tham gia đấu thầu thông qua 3 hình thức chính là đặt cọc, ký quỹ và nộp thư bảo lãnh. Để hiểu chi tiết hơn  bảo đảm dự thầu là gì và những quy định pháp luật liên quan, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Quảng cáo

Bảo đảm dự thầu là gì?

Căn cứ vào điểm c, khoản 1, điều 60 của Luật thầu năm 2013, khi thực hiện l chọn nhà thầu, nhà thầu thông qua mạng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 1 trong các nội dung, quy trình cần phải thực hiện là nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thoả thuận liên doanh.

Như vậy, bảo lãnh (hay còn được gọi là bảo đảm) dự thầu được định nghĩa cụ thể ở khoản 1, điều 4 của Luật đấu thầu như sau:

Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

bảo đảm dự thầu là gì

Giá trị bảo đảm dự thầu tối đa là bao nhiêu?

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong Luật đấu thầu số 43/2013/NĐ-CP như sau:

  • Với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu sẽ được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ này yêu cầu theo 1 mức xác định từ 1-3% giá gói thầu căn cứ quy mô cũng như tính chất của từng gói thầu cụ thể;
  • Với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu đư quy định trong hồ sơ  mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo 1 mức xác định từ 0,5-1% tổng mức đầu tư dựa vào quy mô và tính chất của từng dự án. 

Ngoài ra, giá trị của bảo đảm dự thầu theo điều 64 của Nghị định số  63/2014/NĐ-CP c quy định với các gói thầu có quy mô nhỏ (những gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu không vượt quá 10 tỷ đồng; các gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không vượt quá 20 tỷ đồng) thì bảo đảm dự thầu có giá trị tưừ 1-1,5% giá gói thầu.

Trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu

Tính tới thời điểm hiện nay, bảo đảm dự thầu theo quy định của pháp luật sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Bảo đảm dự thầu áp dụng đối với những hình thức đấu thầu rộng rãi là 1 trong những hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Theo đó, bảo đảm dự thầu không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự để chọn lựa ra nhà thầu tốt nhất, có đầy đủ các điều kiện về năng lực, tài chính để thực hiện gói thầu theo đúng quy định của pháp luật. 
  • Bảo đảm dự thầu cũng áp dụng với các hình thức đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá. Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong điều kiện gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hay kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có 1 số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
  • Bảo đảm dự thầu cũng áp dụng đối với gói thầu hỗn hợp là 1 trong những gói thầu bao gồm thiết kế cũng như cung cấp hàng hoá (EP); thiết kế và xây lắp (EC); thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp (EPC); cung cấp hàng hoá và xây lắp (PC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hoá và xây lắp (chìa khoá trao tay).
  • Nếu đảm bảo dự thầu với hình thức đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu với chọn lựa nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, theo quy định của pháp luật trước thời điểm đóng thầu với hồ sơ dự thầu, hồ sư đề xuất thì nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho trường hợp này. Bên cạnh đó, nếu bảo đảm dự thầu cũng được áp dụng thêm phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, nhà thầu sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn 2 theo quy định mà Luật đấu thầu quy định.
  • Thường thì trong những trường hợp áp dụng bảo đảm dự thầu trong những hình th đấu thầu thì thời gian bảo đảm đấu thầu có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng với thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng 30 ngày theo quy định của Luật đấu thầu.
  • Thực tế có rất nhiều trường hợp có các nguyên nhân khách quan dẫn tới những nhà thầu và nhà đầu tư không thể nào thực hi được bảo đảm dự thầu theo đúng thời gian thực hiện. Lúc này pháp luật sẽ cho phép các bên gia hạn thời gian có hiệu lực của ồ sư đề xuất sau thời điểm đóng thầu, ồ sơ dự thầu, bên mời thầu cần phải yêu cầu nhà đầu tư, nhà thầu gia hạn tương ứng với thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.

Trong trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng với khoảng thời gian mà bảo đảm dự thầu có hiệu lực. Đặc biệt, việc gia hạn này cũng tuyệt đối không được phép thay đổi nội dung trong hồ sơ dự dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trong trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại. Khi đó, bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải toả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong vòng 20 ngày kể từ khi bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn theo như quy định của pháp luật.

  • Nếu các bên thục hiện liên doanh tham gia dự thầu, các thành viên trong liên doanh có thể bảo đảm dự thầu riêng rẽ hay thoả thuận để 1 thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thu cho thành viên đó và cho những thành viên khác trong liên doanh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu bên trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu. Nếu có thành viên trong liên doanh vi phạm bảo đảm dự thầu này thì bảo đảm dự thầu của toàn bộ thành viên trong liên doanh không được hoàn trả. 
  • Thường thì các bên mời thầu sẽ có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải toả bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư, nhà thầu không được lựa chọn theo thời hạn đã quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày tính từ ngày kết quả chọn lựa nhà đầu tư, nhà thu được phê duyệt. Với nhà đầu tư, nhà thầu đượcựa chọn, bảo đảm dự thầu sẽ được hoàn trả hoặc giải toả ngay sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật đấu thầu. 

Một số quy định của pháp luật về bảo đảm dự thầu

Trong lĩnh vực đấu thầu, việc bảo đảm dự thầu là một trong các vấn đề được chú trọng. Dưới đây là một số quy định về bảo đảm dự thầu được pháp luật quy định, mời các bạn tham khảo:

Quảng cáo

Áp dụng bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu là việc nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện một trong những biện pháp đặt cọc, ký quỹ hay nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà đầu tư, nhà thầu trong khoảng thời gian xác định theo đúng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu.

Bảo đảm dự thầu áp dụn một trong những trường hợp quy định trong khoản 1, Điều 11 của Luật đấu thầu năm 2013 sau đây:

  • Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá và gói thầu hỗn hợp;
  • Đấu thầu rộng rãi và chỉ định với lựa chọn nhà đầu tư.

Giá trị bảo đảm dự thầu

Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong khoản 3, Điều 11 của Luật đấu thầu năm 2013, cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định bên trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ yêu cầu theo 1 mức xác định từ 1-3% giá gói thầu căn cứ vào quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể.
  • Trong trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu sẽ được quy định trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu theo một mức xác định từ 0,5-1,5% tổng mức đầu tư dựa vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Hoàn trả bảo đảm dự thầu

Căn cứ vào Luật đấu thầu năm 2013, bên mời thầu hoàn toàn có trách nhiệm hoàn trả hay giải toả bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư, nhà thầu không được chọn lựa theo thời gian quy định trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu nhưng không quá 20 ngày tính từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.

Với nhà đầu tư, nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu sẽ được hoàn trả hoặc giải toả ngay sau khi nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. 

Tuy nhiên, bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả trong những trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư, nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn tới việc phải huỷ thầu;
  • Nhà đầu tư, nhà thầu không thực hiện biên pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định;
  • Nhà đầu tư, nhà thầu rút hồ sơ dự thầu, đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong khoảng thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu;
  • Nhà đầu tư không tiến hành hay từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hay đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng. Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng khác;
  • Nhà thầu không tiến hành hay từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong vòng 20 ngày tính từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hay đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng ngoại trừ trường hợp bất khả kháng.

Bảo đảm dự thầu có bắt buộc không?

Bảo đảm dự thầu là hình thức bảo đảm bắt buộc đối với nhà thầu, nhà đầu tư khi tham gia đấu thầu. 

Hình thức này ra đời nhằm thực hiện 1 trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hay nộp thư bảo lãnh của tổ chức tính dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mục đích của việc này là bảo đảm trách nhiệm của mình theo khoản 1, 2 Điều 4 của Luật đấu thầu năm 2013. Theo đó, bên dự thầu sẽ không nhân lại được tiền bảo hiểm trong trường hợp vi phạm 1 trong các quy định của Luật đấu thầu. 

Trên đây là những thông tin chi tiết lý giải bảo đảm dự thầu là gì? Những quy định có liên quan tới bảo đảm dự thầu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn ngay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn