Hiện tại, Facebook là mạng xã hội ảo lớn nhất thế giới. Với số lượng người truy cập và chia sẻ thông tin mỗi ngày trên nền tảng xã hội này là rất lớn nên việc bảo hộ quyền tác giả của các bài viết trên facebook càng được mọi người quan tâm hơn. Hiện nay, việc bị xâm phạm quyền tác giả khi đăng bài viết lên trên facebook cũng rất phổ biến, vì vậy, bạn đọc cần nắm được cách thức để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình khi tham gia, hoạt động trên nền tảng mạng xã hội này. Thấu hiểu điều đó, trong khuôn khổ bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những quy định pháp luật về việc bài viết đăng trên facebook có được bảo hộ quyền tác giả không.
Quyền tác giả là gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 và năm 2019 đã nêu ra khái niệm quyền tác giả như sau: Quyền tác giả là quyền của cá nhân hoặc của tổ chức đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc đối với tác phẩm do mình sở hữu.
Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được tác giả sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt về nội dung tác phẩm, hình thức và chất lượng của tác phẩm, ngôn ngữ hay phương tiện sáng tạo ra tác phẩm. Quyền tác giả cũng không phụ thuộc vào việc tác phẩm chưa công bố hay đã được công bố, tác phẩm chưa được đăng ký hay đã được đăng ký.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra.
Quyền nhân thân
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì quyền nhân thân của tác giả bao gồm các quyền được liệt kê sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm mà mình sáng tạo ra;
– Đứng tên thật hoặc dùng bút danh trên tác phẩm; hoặc khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Quyền tự công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thay mình;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm mình sáng tạo ra dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả.
Quyền tài sản
Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định quyền tài sản của tác giả bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của mình;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Quyền sao chép tác phẩm;
– Quyền được phép nhập khẩu, phân phối bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm của mình đến công chúng bằng vô tuyến, qua mạng thông tin điện tử, phương tiện hữu tuyến hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao của chương trình máy tính hoặc các tác phẩm điện ảnh .
Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả?
Việc bảo hộ quyền tác giả sẽ đem đến những lợi ích sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng tốt nhất để chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Cụ thể, đây là bằng chứng mặc nhiên giúp xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.
Trong trường hợp tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả nếu có tranh chấp xảy ra, các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó. Hay nói một cách dễ hiểu thì khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể này phải tự mình cung cấp các chứng cứ, tài liệu để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm.
– Đăng ký bảo hộ quyền tác giả là việc làm rất cần thiết để có thể đảm bảo quyền cho người sáng tạo ra tác phẩm, chống lại các hành vi sử dụng một cách trái phép tác phẩm như: sao chép, ăn trộm, lạm dụng,… tác phẩm đó.
– Việc bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy và khuyến khích mọi nỗ lực sáng tạo của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân trong các lĩnh vực văn học, khoa học, nghệ thuật, làm giàu thêm các thành tựu văn hoá, khoa học và nghệ thuật. Bởi vì việc bảo hộ đem lại cho những người sáng tạo ra tác phẩm sự động viên về những lợi ích vật chất và tinh thần rất lớn qua việc khai thác tác phẩm để bù đắp những chi phí đã phải bỏ ra cho việc sáng tạo tác phẩm đó.
– Việc bảo hộ quyền tác giả cũng cho phép phát triển, tiếp cận các nền văn hoá, tri thức ở khắp nơi trên toàn thế giới.
Bài viết đăng trên facebook có được bảo hộ quyền tác giả không?
Tác phẩm không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ và không phân biệt chưa công bố hay đã công bố, không phân biệt chưa đăng ký hay đã đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 đã quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, giáo trình, sách giáo khoa và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài phát biểu, bài giảng và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;
– Tác phẩm tạo hình, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học, kiến trúc;
– Tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, bộ sưu tập dữ liệu.
Theo đó, các bài viết được đăng lên facebook có thể là các bài viết, bức ảnh, video, hình vẽ, bản thiết kế…. Các nội dung này đều có thể trở thành tác phẩm và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tùy thuộc vào phạm vi bảo hộ, mục đích bảo hộ mà có thể bảo hộ các bài viết đăng trên facebook dưới các loại hình tác phẩm cụ thể như tác phẩm khoa học, tác phẩm văn học, bài phát biểu, bài giảng, …
Quy định về quyền tác giả facebook
Các quy định về việc bảo vệ quyền tác giả của bài viết đăng trên facebook được quy định tại các văn bản pháp luật sau đây:
- Luật số 50/2005/QH11 về SHTT;
- Luật 36/2009/QH12 sửa bổ sung Luật 50/2005/QH11 về SHTT;
- NĐ 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật 50/2005/QH11, Luật 36/2009/QH12 về SHTT;
- NĐ 105/2006/NĐ-CP về xử lý vi phạm quyền SHTT;
- NĐ 119/2010/NĐ-CP Sửa bổ sung NĐ 105/2006/NĐ-CP về Xử lý vi phạm SHTT;
- NĐ 131/2013/NĐ-CP về Xử phạt VPHC về quyền tác giả và quyền liên quan;
- NĐ 28/2017/NĐ-CP sửa bổ sung NĐ 131/2013/NĐ-CP và NĐ 158/2013/NĐ-CP;
- TT 211/2016/TT-BTC về Phí bản quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề thời hạn sử dụng đất năm 2021. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6518 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ công ty Luật Hùng Sơn. Trân trọng!
>> Có thể bạn quan tâm:
Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất