Án phí là gì? Quy định về nghĩa vụ nộp tiền án phí

Án phí là vấn đề được người dân rất quan tâm khi tiến hành việc khởi kiện các lĩnh vực như hành chính, dân sự, đất đai. Vậy, án phí là gì? được hiểu như thế nào? Quy định pháp luật hiện nay về án phí là gì? Cùng công ty Luật Hùng Sơn chúng tôi tìm hiểu để làm rõ về khái niệm án phí là gì.

Quảng cáo

Án phí là gì?

Án phí là khoản chi phí về việc xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Án phí hiện nay được chia làm nhiều loại như:

  • Án phí hình sự;
  • Án phí dân sự;
  • Án phí kinh tế;
  • Án phí lao động;
  • Án phí hành chính và các loại án phí khác.

Đối với các vụ án dân sự, án kinh tế, tùy theo từng vụ án và theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp án phí. Đối với các vụ án hình sự, người bị kết án sẽ phải nộp án phí sơ thẩm. Nếu toà án tuyên bị cáo không có phạm tội, thì người đã khởi kiện sẽ phải nộp án phí. Trong trường hợp kháng cáo, thì bị cáo sẽ dựa theo thủ tục phúc thẩm phải nộp án phí phúc thẩm, nếu toà án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án và quyết định sơ thẩm đối với bị cáo, kháng cáo. Người bị hại sẽ phải chịu án phí phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và tòa án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm và tuyên bị Cáo không phạm tội.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi án phí là gì?

Án phí được tính như thế nào?

Căn cứ vào danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí và tạm ứng án phí sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch như sau:

2.1 Danh mục về các loại án phí:

Stt Tên án phí Mức thu
I Án phí hình sự
1 Án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng
2 Án phí hình sự phúc thẩm 200.000 đồng
II Án phí dân sự
1 Án phí dân sự sơ thẩm
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
1.4 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch
a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
1.5 Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 2.000.000.000 đồng 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
2 Án phí dân sự phúc thẩm
2.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động 300.000 đồng
2.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại 2.000.000 đồng
III Án phí hành chính
1 Án phí hành chính sơ thẩm 300.000 đồng
2 Án phí hành chính phúc thẩm 300.000 đồng

2.2 Danh mục các khoản lệ phí tòa án:

Stt Tên lệ phí Mức thu
I Lệ phí giải quyết việc dân sự
1 Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 300.000 đồng
2 Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 300.000 đồng
II Lệ phí Tòa án khác
1 Lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài
a Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài 3.000.000 đồng
b Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài 300.000 đồng
2 Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại
a Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định, thay đổi trọng tài viên 300.000 đồng
b Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 500.000 đồng
c Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài; yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng 800.000 đồng
d Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài 500.000 đồng
3 Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1.500.000 đồng
4 Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công 1.500.000 đồng
5 Lệ phí bắt giữ tàu biển 8.000.000 đồng
6 Lệ phí bắt giữ tàu bay 8.000.000 đồng
7 Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam 1.000.000 đồng
8 Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài 200.000 đồng
9 Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án 1.500 đồng/trang A4

Quy định về nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí của đương sự

Các quy định của nhà nước về án phí và lệ phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 như sau:

Nghĩa vụ nộp Tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí:

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí thì:

  1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.

Như vậy, gia đình bạn với tư cách là nguyên đơn thì sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí.

Mức đóng tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án … quy định như sau:

Điều 9. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

Quảng cáo

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.”

Tại Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định như sau:

“Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.”

Tại Khoản 2 điều 27 Nghị quyết cũng quy định:

“… 2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

  1. a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
  2. b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”

Như vậy, khi nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi giải quyết xong tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định nêu trên.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Án phí là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn