7 lưu ý quan trọng khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam nhất định phải đọc

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 04-07-2019 |
  • Doanh nghiệp , |
  • 733 Lượt xem

Để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị rất nhiều hạng mục như hồ sơ giấy tờ pháp lý, vốn đầu tư, nghĩa vụ về thuế, quản trị doanh nghiệp,…. nhằm đưa doanh nghiệp vào hoạt động một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên nếu không đọc 7 lưu ý mà Luật Hùng Sơn gợi ý dưới đây thì rất có thể bạn sẽ bị vướng mắc trong quá trình thành lập công ty đấy!

Quảng cáo

7 lưu ý quan trọng khi thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

1. Lựa chọn hình thức đầu tư/thành lập công ty nước ngoài

Theo  Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 thì việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần thuộc một trong hai hình thức:

  • Góp vốn, mua cổ phần trong công ty Việt Nam và tham gia quản lý công ty theo sự thỏa thuận trước đó.
  • Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu và sau đó thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tùy theo lĩnh vực đầu tư hay vốn ban đầu, sự am hiểu thị trường trong nước mà nhà đầu tư chọn một trong 2 hình thức thành lập công ty bên trên.

thành lập công ty nước ngoài tại việt nam

 

2. Điều kiện cơ bản để được cấp phép thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Để được thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam,  chủ đầu tư cần đáp ứng cả 2 đều kiện dưới đây:

  • Về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: phù hợp với lĩnh vực mà Pháp luật Việt Nam cho phép.
  • Về tư cách pháp lý: là tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài – quốc gia có tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO hoặc các nước có hiệp định với Việt Nam. Lưu ý quốc gia đó được thành lập hợp pháp theo quy định của nước sở tại.

3. Lưu ý về vốn đầu tư

Vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động. Pháp luật nước ta hiện nay cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được tham gia thành lập hoặc góp vốn với tỷ lệ 100% đối với hầu hết các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thương mại, sản xuất,… Tuy nhiên đối với các lĩnh vực như quảng cáo, vận tải, Logistics,… thì doanh nghiệp nước ngoài không thể sở hữu 100% vốn.

4. Nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài về thuế tại Việt Nam

Thuế là một trong những vấn đề khiến nhà đầu tư nước ngoài “đau đầu” nhất. Bạn hãy liên hệ với Luật Hùng Sơn để các luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn những nghĩa vụ về thuế ở Việt Nam. Lưu ý rằng Việt Nam đã áp dụng Nguyên tắc đối xử các quốc gia – xóa bỏ sự khác biệt giữa nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 

5. Các khoản phí dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp cần đóng các khoản phí dịch vụ, sản xuất, thương mại, xây dựng,… tùy theo lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra các phí liên quan như phí thành lập văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh, đổi tên công ty, chuyển trụ sở, thay đổi hình thức doanh nghiệp, phí giải thể,….

Quảng cáo

>> Xem chi tiết phí dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại đây: https://luathungson.vn/phi-dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tron-goi-chi-550-000d.html

6. Những giấy tờ cần có nếu nhà đầu tư là công ty/cá nhân nước ngoài

Với tổ chức/ cá nhân người nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì cần đáp ứng những giấy tờ sau:

Đối với cá nhân người nước ngoài:

  • 01 bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài có hiệu lực.
  • 01 Bản xác nhận tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tại thời điểm nộp hồ sơ có hiệu lực.

Đối với tổ chức/ công ty nước ngoài:

  • 1 bản giấy phép công ty hợp pháp.
  • 1 bản báo cáo tài chính năm gần nhất.
  • Bản xác nhận tài khoản ngân hàng của Công ty tại thời điểm nộp hồ sơ. 
  • 01 Bản sao hộ chiếu của người đại diện hợp pháp.

7. Hồ sơ năng lực của nhà đầu tư và chứng minh địa điểm đặt văn phòng

Nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp các giấy tờ, hồ sơ liên quan tới năng lực đầu tư đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp dự định đăng ký kinh doanh. Với mỗi lĩnh vực, mỗi nhà đầu tư lại có một hồ sơ khác nhau nên nhà đầu tư cần liên hệ trực tiếp với Luật Hùng Sơn để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt văn phòng như nhà thuê, văn phòng có chức năng hợp pháp.

Trên đây là những lưu ý cực kỳ quan trọng mà Luật Hùng Sơn chia sẻ về việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam. Qua đây chắc chắn các nhà đầu tư đã tìm được thông tin bổ ích cho mình. Ngoài ra, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết, cụ thể cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn