logo

Các bước xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

Xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không khó nếu chúng ta nắm rõ quy trình và phương pháp thực hiện. Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình đối với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,…khi bị đối thủ xâm phạm.

Quảng cáo

Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm thực tế để bạn có thể thực hiện được một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất, Luật Hùng Sơn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và thực tiễn nhất để bạn có thể tự triển khai.

Chúng ta cần thực hiện lần lượt các bước như dưới đây để có được kết quả tốt nhất.

lightbulb Nộp đơn phản đối Đơn đăng ký nhãn hiệu của bên vi phạm (nếu có)

Nếu bên vi phạm đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa dấu hiệu vi phạm cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Mặc dù, Cục SHTT sẽ xem xét đơn đăng ký và có thể sẽ từ chối cấp bằng trong thời gian xét nghiệm nội dung, tuy nhiên, chúng ta nên chọn phương án nộp đơn phản đối vào Cục SHTT để:

  • Cục SHTT lưu ý hơn đối với trường hợp vi phạm, tránh bị sót đơn và cấp bằng cho đối thủ, lúc đó chúng ta sẽ mất thời gian để yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Thể hiện rõ sự nghiêm túc, quyết liệt và bài bản trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của mình để bên vi phạm phải tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu do chúng ta đặt ra.

Lưu ýBước này hoàn toàn không liên quan đến Bước 2 vì Cục SHTT và VIPRI là 2 cơ quan có chức năng khác nhau. Cục SHTT chỉ có chức năng xem xét và cấp bằng cho các đơn đăng ký nhãn hiệu, không có chức năng trực tiếp đánh giá 01 dấu hiệu có vi phạm một nhãn hiệu khác hay không.

 

lightbulb Giám định sở hữu công nghiệp

Theo quy định của pháp luật, việc giám định sở hữu công nghiệp là không bắt buộc. Tuy nhiên, với kinh nghiệm thực tế khi xử lý vi phạm về nhãn hiệu, bước giám định sở hữu công nghiệp là bước đầu tiên nên triển khai vì những lý do sau:

  • Việc giám định sẽ được thực hiện bởi Viện Khoa Học Sở Hữu Trí Tuệ (VIPRI) trực thuộc Bộ Khoa Học Công Nghệ, đây là cơ quan duy nhất có chức năng giám định và đưa ra ý kiến độc lập về việc có sự vi phạm nhãn hiệu hay không.
  • Với việc kết luận giám định thể hiện các đánh giá khách quan của một tổ chức giám định độc lập, kết luận giám định thường được bên vi phạm xem xét một cách nghiêm túc bởi bên vi phạm.
  • Các cơ quan nhà nước khác thường sẽ tin tưởng 90% vào kết luận giám định của VIPRI và không yêu cầu thêm ý kiến từ bất cứ cơ quan nào.

Kết luận giám định sẽ có trong khoảng thời gian từ 5-10 ngày làm việc nếu chúng ta trả phí thực hiện nhanh. Nếu làm thông thường sẽ mất khoảng 01 tháng.   

lightbulb Gửi Thư Khuyến Cáo vi phạm SHTT

Theo biện pháp này, chúng ta sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Thu thập đầy đủ bằng chứng vi phạm. Bằng chứng bằng hình ảnh, hóa đơn mua hàng,…
  • Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết như: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của chúng ta, kết luận giám định của VIPRI,…
  • Soạn thảo và gửi Thư Khuyến Cáo để yêu cầu bên vi phạm dừng ngay lập tức việc sử dụng dấu hiệu vi phạm, đồng thời cam kết sẽ không tiếp tục xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của chúng ta trong tương lai.

Biện pháp này là không bắt buộc, chúng ta hoàn toàn có quyền gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như mục 4 dưới đây mà không cần phải thực hiện biện pháp này.

Nếu bạn vẫn muốn cho bên vi phạm có cơ hội sửa sai và không cần tốn thêm thời gian chi phí cho các bước tiếp theo thì chúng ta nên lựa chọn phương án này.

Quảng cáo

Nếu bạn muốn làm mạnh tay để răn đe các bên vi phạm khác thì có thể bỏ qua bước này và thực hiện biện pháp gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đó, bên vi phạm sẽ bị phạt hành chính tối đa lên tới 250.000.000đ và chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định.

lightbulb Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền phạt vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ (xử lý bằng biện pháp hành chính)

Theo biện pháp này, chúng ta sẽ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tiến hành việc kiểm tra, thanh tra đối với địa điểm bị nghi ngờ của bên vi phạm và có thể sẽ lập biên bản, ra quyết định xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất lên đến khoảng 250.000.000đ.

Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc mà thời hạn xử lý có thể kéo dài từ 02 – 06 tháng.

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ là:

  • Cơ quan quản lý thị trường;
  • Cảnh sát kinh tế;
  • Thanh tra bộ/sở khoa học công nghệ.

Các cơ quan xử lý vi phạm SHTT nêu trên chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính mà không thể buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Nếu muốn được bồi thường thiệt hại, chúng ta phải khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu.

Bạn có thể tham khảo các quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP để hiểu rõ hơn vì nếu trích dẫn tại đây sẽ rất dài.

lightbulb Khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền

Song song với biện pháp gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm, chúng ta cũng có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt việc thực hiện hành vi vi phạm, xin lỗi và cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việc khởi kiện hành vi xâm phạm SHTT sẽ giúp bạn có thể có được khoản bồi thường thiệt hại (nếu chúng ta bằng chứng chứng minh mức thiệt hại cụ thể).

lightbulb Đăng báo về kết quả xử lý hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành vi xâm phạm xong, chúng ta có thể kết hợp với các cơ quan báo chí để đăng tải các thông tin liên quan với mục đích răn đe các đơn vị khác có ý định xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Biện pháp này đồng thời cũng là hoạt động quảng bá hình ảnh cho nhãn hiệu của chúng ta.

Kiến thức là vô hạn, hiểu biết của con người là hữu hạn! Do vậy, trong các bài viết của chúng tôi còn những điểm nào thiếu sót, rất mong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp, chia sẻ của bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.

Ý kiến comment, đánh giá của bạn sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng tôi và cho cộng đồng. Thông qua việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tế đến những người thực sự có nhu cầu tìm hiểu thông tin.

>> Có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký Nhãn hiệu, Đăng ký Thương hiệu, logo mới nhất

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả mới nhất

5/5 - (3 bình chọn)
Ls. Nguyễn Minh Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn