Khi có yêu cầu cấp giấy phép xây dựng bạn cần thực hiện nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định. Vậy xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền? Xem ngay bài viết dưới đây để biết chi tiết.
Tổng hợp các loại lệ phí cấp phép xây dựng
Khi xin cấp giấy phép xây dựng thì chủ nhà, chủ đầu tư cần phải nộp những loại lệ phí. Các loại lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở đối tùy vào loại công trình mà có sự khác nhau, bao gồm:
- Lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân trong trường hợp thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;
- Lệ phí xin cấp giấy phép xây đối với các công trình khác
- Lệ phí gia hạn giấy phép xây dựng.
Những chi phí xin cấp giấy phép xây dựng được liệt kê một phần ở Thông tư của Bộ Tài Chính: Thông tư số 02/2014/TT-BTC. Tuy nhiên, ngoài những lệ phí theo quy định thì trên thực tế chủ nhà, chủ đầu tư còng phải thực hiện nhiều công đoạn kiểm tra, thẩm định do đó cũng phát sinh ra các chi phí khác.
Trường hợp nào cần phải đóng phí xin giấy phép xây dựng? Trường hợp nào được miễn?
Căn cứ khoản 3 điều 102 Luật Xây dựng 2014 tất cả các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định thì đều phải nộp lệ phí xin giấy phép xây dựng.
Các trường hợp được miễn xin giấy phép xây dựng cũng được quy định tại khoản 2 điều 89 Luật Xây dựng 2014 này gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Đóng phí xin cấp giấy phép xây dựng ở đâu?
Theo quy định thì thì cơ quan thuế địa phương sẽ thực hiện việc thu lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng. Cơ quan thu có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
Đối với nhà ở và các công trình có diện tích sàn đến 1.000m2 hoặc kinh phí đầu tư đến 2 tỷ đồng sẽ do Chủ tịch UBND Quận/Huyện cấp phép giấy xây dựng. Đối với các công trình lớn hơn sẽ do Sở xây dựng cấp phép.
Xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào khoản b4 điều 3 của Thông tư số 02/2014/TT-BTC có quy định mức lệ phí cấp giấy phép xây dựng như sau:
- Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ: Tối đa 75.000 đồng/1 giấy phép;
- Cấp phép xây dựng các công trình khác: Tối đa 150.000 đồng/1 giấy phép.
- Đối với lệ phí xin gia hạn giấy phép xây dựng: Tối đa 15.000 đồng/1 giấy phép.
Chi tiết chi phí xin giấy phép xây dựng ở các tỉnh thành
Từ ngày 13/01/2020 Thông tư 85/2019/TT-BTC sẽ thay thế cho Thông tư 250/2016/TT-BTC của Bộ tài chính thì lệ phí cấp giấy phép xây dựng sẽ là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh. Chính vì vậy, lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng của mỗi tỉnh thành có thể sẽ có mức thu khác nhau. Lệ phí ở một số tỉnh thành lớn như sau:
Lệ phí xin GPXD mới đối với nhà ở riêng lẻ của người dân:
- Đối với thành phố Hà Nội lệ phí sẽ là: 75.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Hồ Chí Minh lệ phí sẽ là: 75.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Đà Nẵng lệ phí sẽ là: 50.000 VND/giấy phép
- Đối với tỉnh Nghệ An lệ phí sẽ là:50.000 VND/giấy phép.
- Đối với thành phố Hải Phòng lệ phí sẽ là: 50.000 VND/giấy phép
- Đối với tỉnh Bắc Ninh lệ phí sẽ là: 75.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Hà Tĩnh lệ phí sẽ là: 60.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Bắc Giang lệ phí sẽ là: 75.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Quảng Ninh lệ phí sẽ là: 60.000 VND/giấy phép.
Lệ phí xin GPXD mới các công tình khác:
- Đối với thành phố Hà Nội lệ phí sẽ là: 150.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Hải Phòng lệ phí sẽ là:150.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Hồ Chí Minh lệ phí sẽ là: 150.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Đà Nẵng lệ phí sẽ là: 100.000 VND/giấy phép
- Đối với tỉnh Nghệ An lệ phí sẽ là: 150.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Bắc Ninh lệ phí sẽ là: 500.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Hà Tĩnh lệ phí sẽ là: 130.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Bắc Giang lệ phí sẽ là: 150.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Quảng Ninh lệ phí sẽ là: 150.000 VND/giấy phép.
Lệ phí gia hạn GPXD:
- Đối với thành phố Hà Nội lệ phí sẽ là:15.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Hải Phòng lệ phí sẽ là:15.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Hồ Chí Minh lệ phí sẽ là: 15.000 VND/giấy phép
- Đối với thành phố Đà Nẵng lệ phí sẽ là: 10.000 VND/giấy phép
- Đối với tỉnh Nghệ An lệ phí sẽ là: 10.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Bắc Ninh lệ phí sẽ là: 500.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Hà Tĩnh lệ phí sẽ là: 15.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Bắc Giang lệ phí sẽ là: 15.000 VND/giấy phép.
- Đối với tỉnh Quảng Ninh lệ phí sẽ là: 12.000 VND/giấy phép.
Trình tự thủ tục xin giấy phép xây dựng công trình
Xin cấp giấy phép xây dựng cần điều kiện gì?
Theo quy định của Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thì điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Công trình thuộc loại được cấp giấy phép xây dựng;
- Đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;
- Thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định;
- Nộp đầy đủ lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng cần gì?
Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp GPXD.
- Bản sao chứng thực các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu công trình, nhà ở, trong trường hợp sửa chữa, cải tạo;
- Giấy ủy quyền trong trường hợp được CSH công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo;
- Quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các công trình ngầm đô thị;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động MT hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của PL về bảo vệ môi trường.
- 02 bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình;
- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
- Bản vẽ mặt cắt móng, mặt bằng móng và các bản vẽ kết cấu chịu lực chính như: mái chịu lực, móng, tường khung);
Quy trình xin giấy phép xây dựng
Bước 1: Người xin giấy phép nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp GPXD, điều chỉnh GPXD cho cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD;
Sau đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của Người đề nghị cấp, điều chỉnh GPXD; thực hiện việc kiểm tra hồ sơ và tiến hành ghi giấy biên nhận đối với TH hồ sơ đã đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để người xin giấy phép hoàn thiện hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức thẩm định hồ sơ và tiến hành kiểm tra thực địa trong thời hạn 07 ngày.
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả cho người nộp.
- Nếu hồ sơ bị sai sót, cần bổ sung:
- Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo một lần bằng văn bản cho người xin giấy phép bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Nếu hồ sơ bổ sung vẫn chưa đáp ứng theo quy định cơ quan nhà nước phải thông báo lần hai bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày hướng dẫn cho người xin giấy phép tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ vẫn không đáp ứng những nội dung đã được thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến người xin giấy phép về lý do không cấp giấy phép xây dựng;
Bước 3: Dựa trên quy mô, tính chất và loại công trình cũng như địa điểm xây dựng có trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GPXD có trách nhiệm đối chiếu những điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan QLNN về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của PL. Trong thời hạn 12 ngày làm việc đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ thì tính từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan QLNN được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Quá thời hạn nêu trên, nếu các cơ quan quản lý nhà nước được lấy ý kiế không có ý kiến thì sẽ được coi là đã đồng ý đồng thời phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng QL của mình; cơ quan cấp GPXD căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp GPXD;
Bước 4: Nếu hồ sơ hợp lệ thì kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tiến hành xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Nếu đến thời hạn cấp giấy phép xây dựng nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng VB cho người xin cấp giấy phép biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền QL trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Bước 5: Cuối cùng là người xin cấp giấy phép nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp có thẩm quyền theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.
Mất thời gian bao lâu để xin giấy phép xây dựng?
Thời gian cấp giấy phép xây dựng hiên nay được quy định:
- Tối đa là 30 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nếu sau 30 ngày mà không được cấp giấy phép hoặc không có ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép thì chủ nhà, chủ đầu tư làm đơn báo UBND cấp xã và được quyền khởi công xây dựng mà không cần giấy phép.
- Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có GPXD mà công trình chưa khởi công thì chủ nhà, chủ đầu tư được gia hạn, thời gian được gia hạn thêm là 12 tháng.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ được xin giấy phép xây dựng hết bao nhiêu tiền. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.
- CÔNG TY LUẬT TNHH HÙNG SƠN VÀ CỘNG SỰ
- VP Hà Nội: Tầng 9, Handico Tower, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- VP HCM: Tầng 4, 26 Hoàng Kế Viêm, Phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: luathungson.vn – luathungson.com
- Email: info@luathungson.com
- Hotline: 0964509555