Covid-19 là một “sát thủ vô hình” khi dễ dàng lây lan mà không bộc lộ bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào nếu nhiễm bệnh. Song, mầm bệnh có trong người mắc bệnh thì không thể “vô hình” được, do vậy, việc phát hiện sớm các ca nhiễm là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa dịch bệnh. Vậy quy trình test Covid-19 như thế nào? Dịch vụ xét nghiệm covid 19 ra sao? Có thể xét nghiệm covid 19 ở đâu và bao lâu thì có kết quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nội dung này thông qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin cần thiết.
1.Lý do phải cần giấy xét nghiệm;
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với mong muốn vừa phát triển kinh tế vừa bảo đảm được công tác phòng chống dịch Covid-19 diễn ra an toàn và hiệu quả, Giấy xác nhận không dương tính với virut SARS-CoV-2 nhằm mục đích giúp những người có mong muốn được xuất cảnh đi lao động, học tập và công tác ở nước ngoài. Và để tạo điều kiện cho người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam có thể dễ dàng đi lại giữa hai nước.
Kết quả xét nghiệm covid phải ở dạng tài liệu bằng văn bản (bản giấy hoặc bản điện tử). Loại giấy tờ này phải bao gồm các nội dung sau:
1. Loại xét nghiệm (là xét nghiệm RT-PCR hay xét nghiệm kháng nguyên)
2. Tổ chức phát hành kết quả xét nghiệm (là phòng thí nghiệm, cơ sở y tế hay dịch vụ khám chữa bệnh từ xa)
3. Ngày lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì phải trong giấy xét nghiệm phải thể hiện rằng mẫu xét nghiệm được lấy trong thời hạn 3 ngày trước xuất trình giấy.
4. Thông tin để nhận dạng người được xét nghiệm (họ và tên đầy đủ của người được xét nghiệm và ít nhất một thông tin để nhận dạng khác như ngày sinh hoặc số hộ chiếu, số CMND)
5. Kết quả xét nghiệm
Vì vậy, thông qua giấy này bạn có thể dễ dàng đi lại từ khu vực này sang khu vực khác. Có thể nói giấy xét nghiệm covid như một tờ “giấy thông hành” để người dân có thể thuận tiện và dễ dàng đi lại hơn.
2. Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm như thế nào, có bao nhiêu phương pháp, có an toàn không, có đau không?
Hiện tại, ở Việt Nam, Bộ Y tế cho phép triển khai 2 hình thức xét nghiệm covid cho hiệu quả cao trong sàng lọc, đó là phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên và phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử Realtime RT-PCR. Trong đó, kỹ thuật xét nghiệm Realtime RT-PCR đã được Bộ Y tế triển khai ngay từ khi có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là cần thời gian từ 4-6 giờ mới có kết quả và chỉ một số trung tâm xét nghiệm, bệnh viện được trang bị máy xét nghiệm tân tiến, hiện đại thì mới được phép thực hiện. Do vậy, nên dễ xảy ra tình trạng quá tải.
Trước thực trạng trên, ngày 28-4-2021, Bộ Y tế đã ra Quyết định số 2022/QĐ-BYT. Quyết định này của Bộ y tế đã hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên của virus SARS-CoV-2. Với phương pháp này, các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng và các phòng xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc đều có thể dễ dàng thực hiện test nhanh.
Nhờ có việc thực hiện hai phương pháp xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Y tế cho phép thực hiện này nên hạn chế được lây lan dịch ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong do covid 19 gây ra.
Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế thì việc lấy mẫu xét nghiệm covid sẽ ưu tiên lấy mẫu từ dịch tỵ hầu, dịch họng, trường hợp không lấy được mẫu xét nghiệm ở dịch hầu, dịch họng thì tiến hành lấy các loại mẫu khác theo hướng dẫn. Các bác sĩ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm được trang bị đầy đủ dụng cụ và trang phục bảo hộ, họ sẽ dùng tăm bông chuyên dụng để đưa vào mũi, họng của người cần xét nghiệm với độ sâu nhất định nhằm lấy mẫu xét nghiệm. Vì vậy, đối với người trưởng thành, việc lấy mẫu để xét nghiệm Covid-19 khá đơn giản, dễ dàng thực hiện, nhưng có thể gây đau tại vị trí lấy mẫu. Còn đối với trẻ nhỏ do tâm lý sợ hãi nên việc lấy mẫu này sẽ gặp một chút khó khăn. Bởi vậy, để việc lấy mẫu xét nghiệm ở trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi, bố mẹ, hoặc nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cần trấn an tâm lý cho trẻ nhỏ trước, trong và sau quá trình lấy mẫu xét nghiệm.
3. Thời gian: lấy mẫu có nhanh ko, bao lâu có kết quả? Có thời hạn bao lâu.
Đối với phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR có thể cho ra kết quả trong khoảng 4-6 giờ trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, để trả kết quả xét nghiệm thì cần đến 1 ngày. Còn đối với phương pháp test nhanh thì được thực hiện nhanh chóng hơn, kết quả xét nghiệm chỉ trong vòng 15-30 phút. Vì vậy, để lấy giấy xét nghiệm thì chỉ cần từ 30-45 phút.
Cụ thể, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ thực hiện công đoạn tách vật liệu di truyền, áp dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR để phát hiện sự có mặt của virus trong bệnh phẩm. Hiện nay, thời gian trả kết quả của xét nghiệm đến người đã thực hiện xét nghiệm Covid-19 theo yêu cầu có nhiều sự thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, tại các vùng dịch bùng phát, lượng mẫu xét nghiệm rất nhiều, nên việc trả kết quả xét nghiệm sẽ diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, tại các cơ sở được cấp phép xét nghiệm Covid-19 dịch vụ, việc trả kết quả diễn ra nhanh hơn.
4. Chi phí để lấy mẫu xét nghiệm;
“Chi phí xét nghiệm Covid-19 là bao nhiêu tiền” là câu hỏi đang nhận được rất nhiều quan tâm của mọi người dân trong lúc đại dịch đang diễn ra hết sức phức tạp. Hiện nay, tại một số bệnh viện của nhà nước, giá dịch vụ xét nghiệm virus Sars-Cov-2 theo yêu cầu từ 238.000 – 350.000 đồng/mẫu đối với test nhanh và 734.000 đồng/mẫu đối với xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR. Còn tại các bệnh viện tư nhân, thì tùy từng bệnh viện nhưng kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR sẽ có giá từ 1.5 – 4 triệu đồng/mẫu.
5. Các địa điểm lấy mẫu có đủ điều kiện.
Tính đến 07/06/2021, đã có 147 đơn vị được Bộ y tế cấp phép để có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán kết quả xét nghiệm Covid-19 trên phạm vi cả nước. Các đơn vị này bao gồm:
– Miền Nam: 58 đơn vị
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tpHCM
- Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
- Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tây Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang
……
– Miền Bắc: 65 đơn vị
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
- Trường Đại học Y tế công cộng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang
- Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái
……
– Miền Trung: 20 đơn vị
- Viện Pasteur Nha Trang
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận
- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
…….
– Tây Nguyên: 4 đơn vị
- Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông
….
6. Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm Covid-19
6.1. Xét nghiệm Covid-19 miễn phí ở đâu?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Y tế đã có văn bản xác nhận có 5 nhóm người thuộc diện áp dụng xét nghiệm Covid-19 tăng cường tại các cơ sở khám chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc thì được xét nghiệm Covid-19 miễn phí. Tiền xét nghiệm covid 19 của những đối tượng này sẽ do Quỹ BHYT và Ngân sách nhà nước chi trả. Với những người thuộc nhóm đối tượng được miễn phí xét nghiệm nhưng không có thẻ BHYT hoặc có thẻ BHYT nhưng lại không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT theo quy định hay có phần cùng chi trả của người xét nghiệm thì kinh phí xét nghiệm này sẽ do NSNN chi trả. Năm nhóm người thuộc diện được miễn phí xét nghiệm covid 19 gồm:
- Bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh.
- Sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú thì người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm covid
- Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại các cơ sở khám chữa bệnh trên phạm vi cả nước.
- Người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại bệnh viện.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định của Bộ y tế nhưng lại thuộc các nhóm đối tượng nêu trên.
6.2. Xét nghiệm Covid-19 có được ăn sáng?
Đối với xét nghiệm Realtime RT-PCR và test nhanh kháng nguyên thì không yêu cầu người xét nghiệm phải nhịn ăn sáng. Riêng xét nghiệm kháng thể huyết thanh phải lấy máu thì người có nhu cầu xét nghiệm có thể sẽ được các bác sĩ, chuyên viên y tế yêu cầu nhịn ăn sáng 4-6 giờ trước khi lấy mẫu. Lý do cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu là vì nếu ăn uống trước khi lấy máu xét nghiệm, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose, ruột sẽ hấp thụ chất này và chuyển đổi thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể.Từ đó sẽ khiến chỉ số lượng mỡ, lượng đường có trong máu tăng cao và làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm covid 19.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm các thông tin về dịch vụ xét nghiệm covid 19. Nếu bạn nằm trong các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 cần được xét nghiệm ngay để có thể phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, từ đó có các biện pháp khoanh vùng, cách ly kịp thời, hạn chế dịch lan rộng ra cộng đồng.