Tôi và chồng cũ ly hôn năm 2014, chúng tôi có con chung, lúc đó tòa giải quyết tôi nuôi con và mỗi tháng anh phải cấp dưỡng cho con 1.500.000 đồng. Sau một thời gian anh lập gia đình mới, tôi cũng có gia đình mới. Bây giờ tôi có yêu cầu anh tăng tiền cấp dưỡng cho con nhưng anh không chịu. Mặt khác anh nói rằng tại Điều 118 Khoản 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có ghi rõ những trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đó là khi bên ly hôn đã lập gia đình mới. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này có áp dụng đúng như vậy không?
Quảng cáo
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về cho Luật Hùng Sơn, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Trong đó, chấm dứt cấp dưỡng trong trường hợp “bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn” là quy định áp dụng cho việc cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn và không áp dụng cho việc cấp dưỡng giữa cha/mẹ và con khi cha mẹ ly hôn. Nghĩa là trường hợp người được cấp dưỡng (là vợ hoặc chồng) sau khi ly hôn đã kết hôn thì người còn lại không phải thực hiện cấp dưỡng nữa.
Trong trường hợp của bạn, việc cấp dưỡng giữa cha (chồng cũ của bạn) và con chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản tự nuôi mình;
Con được nhận làm con nuôi;
Cha hoặc con mất;
Thay đổi cha là người trực tiếp nuôi con;
Một số trường hợp khác như hai bên tự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định cấp dưỡng một lần.
⇒ Như vậy, trong trường hợp của bạn khi chồng bạn và bạn sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác thì việc cấp dưỡng giữa chồng bạn và con bạn vẫn tiếp tục thực hiện theo quyết định của Tòa án.
Quảng cáo
Thay đổi mức cấp dưỡng
Theo Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”
Như vậy, khi có yêu cầu tăng mức cấp dưỡng thì bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết thay đổi mức cấp dưỡng.
Kết luận:
Việc cấp dưỡng giữa chồng bạn và con bạn vẫn tiếp tục tiến hành theo quyết định của Tòa án
Bạn có thể thỏa thuận với chồng hoặc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết về việc thay đổi mức cấp dưỡng
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.