Trong trường hợp nào thì vợ chồng không cùng nhau trả nợ?

Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn cho tôi như sau: Trong hôn nhân của hai vợ chồng, thường có những trường hợp mà một bên vợ hoặc một bên chồng mắc nợ. Vậy thì có phải trường hợp nào cũng là do hai vợ chồng cùng nhau trả nợ không? Luật sư có thể cho tôi biết còn có trường hợp nào mà vợ chồng không cùng nhau trả nợ không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Quảng cáo

I. Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi thắc mắc đến Luật Hùng Sơn, về vấn đề của bạn, chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn như sau.

1. Vợ chồng không cùng nhau trả nợ khi mục đích vay tiền không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình

Căn cứ theo Điều 30 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì trong trường hợp mà vợ, chồng không có tài sản chung hoặc là tài sản chung đó không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên vợ, chồng.

Vì thế, nếu không thể đáp ứng điều kiện dùng tài sản riêng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì có thể vay nợ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu ấy. Và vì vay nợ để dùng chung cho những nhu cầu thiết yếu của gia đình nên vợ chồng phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm trả nợ. Nên khi vay nợ không dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ chồng sẽ không cùng nhau trả nợ.

Xem thêm

vợ chồng không cùng nhau trả nợ

2. Vợ chồng không cùng nhau trả nợ khi việc vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng

Căn cứ theo Điều 24 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:

– Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập và thực hiện, chấm dứt giao dịch sẽ được xác định theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau để xác lập và thực hiện, chấm dứt giao dịch mà theo quy định cần phải có được sự đồng ý của cả hai vợ, chồng.

– Vợ, chồng đại diện cho nhau khi mà một bên bị mất năng lực hành vi dân sự và bên kia có đủ điều kiện để làm người giám hộ hoặc là khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật, trừ các trường hợp khác thì người làm người giám hộ hoặc người đại diện ấy phải tự mình thực hiện các nghĩa vụ và quyền có liên quan.

Quảng cáo

Như vậy, nếu việc mượn nợ không phải do cả hai vợ, chồng cùng nhau quyết định, hay ủy quyền, đại diện cho nhau thực hiện thì sẽ không cùng nhau trả nợ.

3. Trường hợp khác 

Ngoài các trường hợp trên thì vợ chồng không cùng nhau trả nợ khi không thuộc vào các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng đã cùng nhau thỏa thuận để xác lập, nghĩa vụ về bồi thường thiệt hại mà theo quy định vợ chồng phải cùng nhau chịu trách nhiệm.

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng, chiếm hữu hay định đoạt tài sản riêng.

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì và phát triển khối tài sản chung của hai vợ chồng hoặc là để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cha mẹ phải là người bồi thường thiệt hại.

– Nghĩa vụ khác theo quy định.

Trên đây là một số trường hợp cụ thể thường thấy được pháp luật quy định vợ chồng không cùng nhau trả nợ. Nếu như bạn đọc có còn thắc mắc nào khác về vấn đề này, hoặc có vướng mắc về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết và chính xác.  

Vui lòng đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn