Thuê cứu hộ đi ăn trộm ô tô tại Hà Nội có vi phạm không?

  • Ls. Nguyễn Minh Hải |
  • 12-02-2023 |
  • Tin tức , |
  • 1322 Lượt xem

Vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp có vi phạm pháp luật không? Ngày 3/9/2020 công an quận Cầu Giấy cho biết đã bắt tạm giam đối tượng HPL để điều tra hành vi trộm cắp tài sản. Đối tượng khai nhận ngày 24/08/2020 khi đi qua khu vực Nam Trung Yên thấy ở bãi có nhiều ô tô nhưng không có ai trông coi nên hắn đã nảy sinh ý định trộm cắp. Long đi thuê hẳn xe cứu hộ đến để cẩu hai ô tô đi. Khi xe cứu hộ đến hắn thản nhiên yêu cầu nhân viên cứu hộ cẩu 2 chiếc xe đắt tiền nhất. Vậy nhân viên cứu hộ đó có phạm tội không? Vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp có vi phạm pháp luật không? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Luật Hùng Sơn giải đáp thắc mắc nhé.

Quảng cáo

Căn cứ pháp lý

  • Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015  đã quy định về tội trộm cắp tài sản.
  • Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017 có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đồ vật do người khác phạm tội.

Phân tích các mặt và hậu quả của hành vi vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp

Phân tích các mặt của hành vi

  • Mặt khách quan của hành vi: Hành vi khách quan của tội vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp là hành vi đưa đi tiêu thụ tài sản trộm cắp bằng mọi thủ đoạn lợi dụng sơ hở sự mất cảnh giác của người khác.
  • Mặt khách thể của hành vi:  là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
  • Mặt chủ quan của hành vi: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
  • Mặt chủ thể của hành vi: người đủ 16 tuổi trở lên đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Hậu quả của hành vi vận chuyển đồ trộm cắp

Hành vi vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp là hành vi gây thiệt hại về tài sản cho người bị hại, mất trật tự an toàn, an ninh xã hội. Đối với người phạm tội thì hành vi đó là dấu hiệu bắt buộc. Người phạm tội có ý định dời vị trí tài sản của người khác sẽ bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản, không cần biết là đã hoàn thành hay chưa.

vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp

Khi nào thì vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Vận chuyển tiêu thụ tài sản do người khác phạm  tội là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên tùy theo tính chất của hành vi và giá trị và mức độ mà người đó gây ra. Theo pháp luật việt nam sẽ chia ra 3 trường hợp để xử phạt như sau:

Người vận chuyển không biết đó là đồ vật trộm cắp

Nếu người vận chuyển được thuê chở đồ vật tài sản đó và nhận tiền công mà không hề biết đó là đồ vật tài sản do trộm cắp mà có. 

Trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự bình thường, đơn thuần thì hành vi của người vận chuyển không được coi là vi phạm pháp luật. Khi phát hiện tài sản vận chuyển là do trộm cắp mà có thì giao dịch dân sự đó sẽ bị hủy bỏ và các bên trao trả lại những gì đã trao đổi. Và người vận chuyển trong trường hợp này sẽ không vi phạm pháp luật.

Người vận chuyển biết rõ đó là tài sản trộm cắp mặc dù không hứa hẹn vận chuyển tiêu thụ từ trước

Nếu người vận chuyển biết rõ đó là đồ vật tài sản do trộm cắp mà có, mặc dù không hứa hẹn vận chuyển tiêu thụ từ trước nhưng lại vẫn vận chuyển đem đi tiêu thụ. Trường hợp này người vận chuyển có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh chứa chấp vận chuyển tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Theo Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung 2017 có quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đồ vật do người khác phạm tội mà có như sau:

a. Người nào không hứa hẹn trước mà vận chuyển đồ vật tài sản do trộm cắp mà có thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu hoặc phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, còn có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

b. Sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với các trường hợp sau:

Quảng cáo
  • Vận chuyển tiêu thụ đồ vật tài sản trộm cắp có tổ chức.
  • Vận chuyển tiêu thụ đồ vật tài sản trộm cắp mang tính chất chuyên nghiệp.
  • Vận chuyển tiêu thụ đồ vật tài sản trộm cắp có giá trị từ 100 triệu đến 300 triệu.
  • Nhờ vào việc vận chuyển tiêu thụ đồ vật tài sản trộm cắp thu lợi bất chính từ 20 triệu đến 100 triệu.
  • Thực hiện hành vi với những tái phạm nguy hiểm, nhiều lần.

Người vận chuyển biết rõ đó là tài sản trộm cắp và có hứa hẹn vận chuyển tiêu thụ từ trước

Nếu người vận chuyển biết rõ đó là đồ vật tài sản do trộm cắp mà có và hứa hẹn vận chuyển tiêu thụ từ trước. Trường hợp này vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh trộm cắp tài sản và có vai trò là đồng phạm và xử phạt theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

a. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến 50 triệu hoặc dưới 2 triệu nhưng thuộc các trường hợp sau đây, sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc cải tạo không giam giữ 3 năm như sau:

  • Đã  bị xử phạt hành chính về tội trộm cắp, vận chuyển tài sản trộm cắp mà còn vi phạm tiếp.
  • Gây ảnh hưởng không tốt đến trật tự an toàn xã hội.
  • Trộm cắp vận chuyển tài sản đồ vật là phương tiện kiếm sống của họ.
  • Trộm cắp vận chuyển tài sản đồ vật là di sản, bảo vật.

b. Sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với các trường hợp sau:

  • Trộm cắp vận chuyển tài sản đồ vật trộm cắp có tổ chức.
  • Chiếm đoạt trộm cắp tài sản mang tính chất chuyên nghiệp.
  • Chiếm đoạt trộm cắp tài sản có giá trị từ 50 triệu đến 200 triệu đồng.
  • Chiếm đoạt trộm cắp tài sản bằng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.
  • Có hành vi hành hung, đánh đập người khác để tẩu thoát.

c. Sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với các trường hợp sau:

  • Trộm cắp vận chuyển tài sản có giá trị từ 200 triệu đến 500 triệu.
  • Lợi dụng thiên tai dịch bệnh để thực hiện hành vi trộm cắp và vận chuyển tài sản trộm cắp.

d. Sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với các trường hợp sau:

  • Trộm cắp vận chuyển tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên.
  • Lợi dụng chiến tranh, tình thế khẩn cấp để thực hiện hành vi trộm cắp và vận chuyển tài sản trộm cắp.

Trường hợp tài xế xe cứu hộ trên không được coi là vi phạm pháp luật và cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sau khi biết đó là ô tô trộm cắp tài xế chỉ cần trả lại tiền công vận chuyển lại cho đối tượng L để không liên quan đến vụ việc là được.

Trên đây là một số tư vấn của Luật Hùng Sơn về vấn đề “vận chuyển tiêu thụ đồ trộm cắp” hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của bạn. Nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6518 để được hỗ trợ nhé.

Xin trân thành cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn dịch vụ tư vấn của Luật Hùng Sơn!

5/5 - (1 bình chọn)
  • Em chạy taxi có nhận chở đồ ăn trộm trị giá dưới 50tr đồng có biết là đồ ăn trộm và đồng ý tiêu thụ giúp 1 ít mà không thoả thuận này xe taxxi của em đã bị co quan csdt công an huyện thu giữ cho em hỏi chiếc xe của em có bị mất đi không em có thể lấy lại được không xe đứng tên em , em có thể bị xử phạt ra sao mong dc giải đáp

    • Bạn liên hệ tổng đài 1900 6518 để bộ phận luật sư tư vấn hình sự hỗ trợ bạn chi tiết nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top
Developed by Luathungson.vn
Facebook Messenger
Chat qua Zalo
Tổng đài 19006518
Developed by Luathungson.vn