logo

Văn bản nghị luận là gì? Đặc điểm của văn bản nghị luận

  • Ls. Luyện Ngọc Hùng |
  • 30-10-2024 |
  • Tin tức , |
  • 2850 Lượt xem

Văn bản nghị luận là một dạng văn viết, viết ra nhằm cung cấp cho người đọc một tư tưởng nào đó về sự vật, sự việc. Những đánh giá, xác lập trong văn nghị luận sẽ được triển khai cụ thể dưới từng luận điểm, luận cứ cụ thể, rành mạch. Vậy đặc điểm của văn bản nghị luận là gì. Cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quảng cáo

Văn bản nghị luận là gì?

Văn bản nghị luận bàn về một vấn đề, một hiện tượng đời sống, các tư tưởng hay một tác phẩm văn học bằng việc đưa ra các luận điểm, luận chứng, luận cứ để lập luận và chứng minh cho vấn đề nêu ra được sáng tỏ.

Một văn bản nghị luận có tính thuyết phục là phải đưa ra được đầy đủ các luận điểm, luận cứ và có ví dụ chứng minh cho các luận điểm đã nêu trước đó.

Văn nghị luận được viết ra nhằm mục đích gì?

Có thể thấy xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội.  Việc tiếp nhận các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lý các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc.

Đặc điểm của văn bản nghị luận

Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Mỗi văn bản nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận:

Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Luận cứ:

  • Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận.
  • Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
  • Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra.
  • Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm.
  • Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc.
  • Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục.
  • Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết.

Lập luận: Là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp.

Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn.

Quảng cáo

Các phương pháp luận

Các phương pháp luận làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề cần chứng minh trong văn bản nghị luận

Phương pháp chứng minh:

Trong phương pháp chứng minh, chúng ta sẽ chỉ ra nguyên nhân vấn đề, lý do hiện tượng đó cần được giải thích. Việc chứng minh giúp người đọc tin tưởng vào luận điểm mà mình đã nêu ra.

Phương pháp phân tích:

Phân tích là việc làm rõ từng chi tiết nhỏ nhất định trong bài. Trên một phương diện nào đó để có thể khiến cho người đọc tin tưởng. Các biện pháp thường được sử dụng trong phương pháp phân tích gồm có: nêu giả thiết, đối chiếu, chứng minh,…

Phương pháp giải thích:

Chúng ta có thể chỉ ra các nguyên nhân, quy luật của hiện tượng cần lập luận. Giải thích là một phương pháp rất hay được lựa chọn vì nó làm sáng tỏ vấn đề một cách nhanh nhất.

Phương pháp tổng hợp:

Nêu ra hàng loạt vấn đề sau đó tổng hợp và rút ra nhận xét chính xác và cụ thể nhất. Phương pháp này thường được đặt ở cuối bài viết nghị luận.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Văn bản nghị luận là gì”. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!

Vui lòng đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Tin mới

Các tin khác

Video tư vấn pháp luật

To-top