Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những loại hình sản phẩm, dịch vụ bắt buộc phải xin cấp giấy phép quảng cáo trước khi quảng cáo sản phẩm đến với người nông dân. Vậy thủ tục và hồ sơ xin cấp phép quảng cáo là gì? Hãy cùng Luật Hùng Sơn tham khảo bài viết dưới đây để chúng tôi tư vấn giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
1. Trường hợp quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cần xin giấy xác nhận
Theo quy định Luật quảng cáo 2012, những trường hợp quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cần xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng nhà nước đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
- Quảng cáo trên băng rôn, biển hiệu, bảng quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo, hộp đèn;
- Quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, báo chí, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, thiết bị điện tử…
- Hội nghị, hội thảo, hội chợ, tổ chức sự kiện,…
- Phương tiện giao thông;
- Người chuyển tải vật thể quảng cáo, sản phẩm quảng cáo
♦ Điều kiện quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Để quảng cáo nguyên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y và sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có các nội dung sau:
- Tác dụng, tính năng và điều cần lưu ý khi bảo quản, sử dụng;
- Tên nguyên liệu, thuốc bảo vệ thực vật; sinh vật, vật tư bảo vệ thực vật;
- Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
- Cảnh báo về mức độ độc hại, nguy hiểm và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật;
Mỗi loại hình quảng cáo sẽ có quy định riêng về thủ tục và giấy tờ. Vì thế nếu doanh nghiệp có khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ có thể liên hệ Luật Hùng Sơn để được tư vấn giấy phép quảng cáo đối với từng trường hợp riêng biệt.
2. Tư vấn giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
♦ Quy trình cấp giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại chi cục Bảo vệ thực vật, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện. Để xin cấp phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (Bản sao);
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu);
- Đối với trường hợp quảng cáo bằng hình thức hội thảo, hội chợ, tổ chức, hội nghị, sự kiện… cần có danh sách báo cáo viên có ghi đầy đủ thông tin về chức danh khoa học hoặc bằng cấp chuyên môn của báo cáo viên;
- Sản phẩm quảng cáo: phải thể hiện được nội dung và hình thức quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật được thể hiện bằng âm thanh, hình ảnh, biểu tượng, chữ viết, tiếng nói và các hình thức tương tự khác
Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, đơn vị tiếp nhận hồ sơ sẽ có văn bản bổ sung, sửa đổi (nếu có). Thời gian để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ là tối đa 90 ngày.
Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp từ chối cấp giấy xác nhận sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cụ thể.
Bước 4: Đơn vị tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép thuốc bảo vệ có trách nhiệm công bố trên cổng thông tin điện tử danh mục sản phẩm/ dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận.
>>>> Tư vấn giấy phép quảng cáo vui lòng liên hệ : 0964 023 333
♦ Quy định xử phạt vi phạm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:
Một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là quy định xử phạt vi phạm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật. Theo quy định tại Điều 76 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về mức vi phạm quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000Đ – 10.000.000Đ đối với các hành vi sau:
- Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp với giấy phép kiểm dịch thực vật;
- Quảng cáo thuốc không đúng với nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
– Phạt tiền từ 10.000.000Đ – 20.000.000Đ đối với các hành vi sau:
- Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thiếu một trong các nội dung sau: tác dụng, tính năng; tên sản phẩm; những điều cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản; tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm thị trường;
- Quảng cáo thuốc không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
– Phạt tiền từ 25.000.000Đ – 40.000.000Đ đối với hành vi quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn giấy phép quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật của Luật Hùng Sơn. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6518 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất và chính xác nhất.
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật - 28/05/2023
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cập nhật mới nhất - 25/05/2023
- Giấy phép nhập khẩu thực phẩm mới nhất - 24/05/2023