Hiện nay các hình thức kinh doanh, bán hàng qua mạng đang rất phổ biến ở nước ta. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn mà còn có giá cả hợp lý và giao dịch nhanh chóng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì bất kỳ công việc kinh doanh nào đều phải thực hiện đăng ký kinh doanh bao gồm cả hình thức kinh doanh online. Những trường hợp không phải đăng ký kinh doanh là những đối tượng cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên. Vậy làm thế nào để đăng ký kinh doanh online hợp pháp, hãy cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Quảng cáo
Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?
Trước khi tiến hàng kinh doanh online, chủ thể kinh doanh phải xác định rõ xem mô hình kinh doanh của mình có cần phải đăng ký hay không, kinh doanh sao cho đúng luật. Theo như quy định hiện hành của pháp luật thì không bắt buộc đăng ký kinh doanh đối với “cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên”.
Nghị định 39/2007/NĐ-CP nêu rõ, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt đọng nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Luật thương mại thì những đối tượng này không được gọi là “thương nhân”.
Các đối tượng đó như buôn bán rong, buôn bán văt, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe…Chủ thể kinh doanh cần phải xác định rõ mô hình kinh doanh của mình, nếu không thuộc các đối tượng trên thì phải đăng ký kinh doanh tại các cơ quan hành chính pháp luật liên quan thì mới được xem là buôn bán đúng pháp luật.
Lập website bán hàng đúng theo quy định của pháp luật
Khi muốn kinh doanh, bán hàng trên website thương mại thì cũng cần phải có đầy đủ các yêu cầu mới được xem là hợp pháp. Lập website thương mại bán hàng cần có đủ những thông tin cần thiết về chủ sở hữu/công ty, trụ sở nếu có như tên, địa chỉ của cá nhân và công ty nếu trong trường hợp có công ty riêng, SĐT liên hệ, các thông tin về ngày cấp và đơn vị cấp quyết định kinh doanh.
Tất cả các thông tin về hàng hóa, sản phẩm cũng cần được công khai như giá cả, các chi phí liên quan như phí vận chuyển, thời gian giao hàng, thuế….
Các mục trên website dễ hiểu và dễ tìm, trình bày khoa học các kết quả giao dịch phải được lưu trữ và hiển thị khi khách hàng tìm kiếm…
Người tiêu dùng để xác định một trang web là uy tín và đã được cấp giấy chứng nhận hoạt động thì có thể truy cập qua cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử, địa chỉ www.online.gov.vn để biết được rằng trang web đó có bán hàng đúng luật hay không, đã được kiểm định bán hàng hợp lệ hay chưa để có thể tin tưởng được khi mua bán hàng hóa trực tuyến. Tránh các trường hợp bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng, mua hàng trực tuyến trong thời gian vừa qua.
Ngoài ra, khi kiểm tra người tiêu dùng hoàn toàn có thể phản ánh ngược lại trên trang web cổng thông tin website cần kiểm tra có đúng pháp luật hay không để các cơ quan chức năng dễ dàng xử lý những trang web trái pháp luật.
Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal (Anh Quốc), Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl (tập đoàn Vingroup). Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao.
Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.