Trái phiếu chính phủ được hiểu đơn giản là trái phiếu do Chính phủ phát hành. Cùng với đó, phát hành trái phiếu Chính phủ là phương thức để nhà nước tiến hành vay vốn (tín dụng nhà nước). Vì vậy, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước cùng với quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Để hiểu rõ hơn trái phiếu chính phủ là gì? Những quy định liên quan tới loại trái phiếu này. Đừng bỏ lỡ nhé!
Trái phiếu chính phủ là gì?
Như đã đề cập ở trên, trái phiếu chính phủ là trái phiếu do chính phủ phát hành. Đó là những trái phiếu do Chính phủ phát hành để bù đắp các thâm hụt của ngân sách nhà nước, tài trợ cho những công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hay làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Phát hành trái phiếu chính phủ là phương thức nhà nước sử dụng để vay vốn (tín dụng nhà nước). Vì vậy, trái phiếu ghi nhận nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước cùng với quyền lợi của người sở hữu trái phiếu. Ban đầu hình thức của trái phiếu chính phủ áp dụng chủ yếu là hình thức chứng chỉ, sau đó nó xuất hiện thêm hình thức bút toán ghi sổ.
Trái phiếu chính phủ bao gồm các loại sau:
- Trái phiếu kho bạc: Là loại trái phiếu chính phủ được phát hành chủ yếu thông qua hệ thống kho bạc nhà nước;
- Trái phiếu đầu tư: Là loại trái phiếu chính phủ phát hành theo hình thức đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, bảo lãnh hay đại lí phát hành. Loại trái phiếu chính phủ được phát hành và thanh toán thông qua đồng Việt Nam hoặc là ngoại tệ. Những người sở hữu trái phiếu chính phủ sở hữu các quyền lợi cơ bản như được Chính phủ bảo đảm thanh toán trái phiếu (cả gốc và lãi) khi đến hạn; được sử dụng trái phiếu để bán, tặng, cho, để lại thừa kế hay cầm cố; các cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với những khoản thu nhập từ trái phiếu.
Lợi ích khi đầu tư trái phiếu chính phủ
Xét về mặt pháp lý theo Điều 8 của Nghị định 01, Chính phủ cam kết về quyền lợi khi tiến hành đầu tư trái phiếu chính là chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu tới hạn thanh toán. Bên cạnh đó, được sử dụng trái phiếu với mục đích chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế, chiết khấu cũng như cầm cố trong các quan hệ tín dụng và các quan hệ dân sự dựa theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, so với loại hình đầu tư khác trên thị trường như chứng khoán, trái phiếu Chính phủ được đánh giá là kênh đầu tư ổn định và phù hợp cho nhiều nhà đầu tư mong muốn nhận được một khoản thu nhập cố định hàng năm đến từ tiền lãi và có thể bán lại cho các nhà đầu tư khác dễ dàng.
Với các tổ chức:
- Các doanh nghiệp có thể dùng trái phiếu chính phủ giống như một công cụ an toàn để đa dạng hóa danh mục đầu tư; tiến hành phân bổ dòng tiền và giảm thiểu những rủi ro trong trường hợp nền kinh tế không ổn định.
- Trái phiếu chính phủ cũng là 1 kênh đầu tư quan trọng của các tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn; nó đòi hỏi tính an toàn trong lĩnh vực đầu tư như những công ty bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện.
-Với nhà đầu tư là cá nhân:
- Đối với nhà đầu tư cá nhân đang tìm kiếm sự an toàn thì kênh Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng thương mại.
- Nếu lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; bên cạnh đó với cơ chế ngân hàng có thể bị phá sản sẽ làm tăng thêm rủi ro của người gửi tiền của nhà đầu tư cá nhân thì kênh đầu tư này cũng sẽ trở nên khá hấp dẫn; nhất là các nước phát triển.
Quy định về trái phiếu chính phủ
Căn cứ theo Nghị định 01 năm 2011, trái phiếu Chính phủ có những quy định cụ thể như sau:
Về chủ thể phát hành
- Chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ chính là Bộ Tài chính;
- Chủ thể phát hành trái phiếu sẽ được Chính phủ bảo lãnh là các doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của nhà nước và những tổ chức tài chính, tín dụng thuộc trường hợp được cấp bảo lãnh Chính phủ.
Đối tượng được mua trái phiếu Chính phủ
Căn cứ theo Điều 7 quy định, đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tổ chức của Việt Nam không được dùng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện việc mua trái phiếu.
Các điều khoản của trái phiếu Chính phủ
Dựa vào Điều 6 Nghị định 01 quy định về những điều khoản của trái phiếu như sau:
Kỳ hạn trái phiếu
Trừ tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành, những loại trái phiếu Chính phủ khác, loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương sẽ có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Theo đó, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể về kỳ hạn trái phiếu, bảo đảm tính đa dạng và tiêu chuẩn hóa những kỳ hạn trái phiếu để phát triển thị trường trái phiếu.
Mệnh giá trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu do các chủ thể phát hành quyết định. Nếu trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì mệnh giá trái phiếu được quy định hoàn toàn phù hợp với quy định về niêm yết và giao dịch chứng khoán.
Đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu sẽ được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành trong nước bằng đồng Việt Nam. Nếu trái phiếu Chính phủ phát hành trong nước qua hình thức ngoại tệ tự do chuyển đổi thực hiện đúng theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành ra thị trường quốc tế bằng loại hình ngoại tệ theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ theo quy định tại Nghị định này.
- Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đảm bảo cùng loại với đồng tiền khi phát hành.
- Việc sử dụng ngoại tệ để làm đồng tiền phát hành, thanh toán trái phiếu phải bảo đảm phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật.
Hình thức trái phiếu
Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Các chủ thể phát hành quyết định cụ thể về hình thức trái phiếu tương ứng với mỗi đợt phát hành.
Lãi suất trái phiếu
- Lãi suất trái phiếu Chính phủ, loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành trong nước được chủ thể phát hành quyết định theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
- Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, những lãi suất thả nổi và lãi suất chiết khấu theo phương án phát hành được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chính phủ phát hành trái phiếu để làm gì?
Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân, những tổ chức kinh tế – xã hội. Theo đó, chính phủ được xem là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Bởi vậy, trái phiếu Chính phủ được xem là loại chứng khoán ít rủi ro nhất.
Lãi suất trái phiếu chính phủ năm 2021
Căn cứ vào lãi suất có thể chia trái phiếu chính phủ ra 3 loại:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại trái phiếu này có lợi tức được xác định dựa theo tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu trước đó.
- Trái phiếu có lãi suất không cố định: Khoản lợi tức được trả trong các kỳ và biến đổi theo một mức lãi suất tham chiếu.
- Trái phiếu không lãi suất: Đối tượng mua trái phiếu không được hưởng lãi tuy nhiên sẽ được mua trái phiếu với mức giá ưu đãi hơn rất nhiều (giá chiết khấu).
So với những chủ thể phát hành trái phiếu khác thì lãi suất của trái phiếu Chính phủ được cho là thấp hợn. Mục tiêu của nhà đầu tư chính là khoản tiền sinh lời mình đang có. Bởi vậy lãi suất thấp hơn các nhà phát hành khác mô hình chung đã cấu thành nhược điểm của trái phiếu Chính phủ.
Trên đây là những thông tin lý giải trái phiếu chính phủ là gì? Những quy định của trái phiếu chính phủ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới Luật Hùng Sơn nhé!